Có nên kinh doanh siêu thị mini, kinh doanh minimart có khó không?

Có nên kinh doanh siêu thị mini là câu hỏi của rất nhiều người, hay kinh doanh minimart có khó không? Rất khó để có câu trả lời thỏa đáng, nhưng đối với người đang có kế hoạch phát triển hoặc đầu tư kinh doanh mô hình bán lẻ này thì có thể tìm hiểu thông tin để có cái nhìn tổng quan hơn về những khó khăn, thuận lợi của mô hình siêu thị mini tại thị trường Việt Nam.

1. Siêu thị mini là gì?

Siêu thị mini là mô hình kinh doanh hiện đại giống với các siêu thị lớn, nhưng với quy mô nhỏ hơn, tập trung kinh doanh đa dạng ngành hàng như: Thiết yếu, phổ thông, cơ bản, gia dụng, hóa mỹ phẩm, giấy bỉm, mẹ và bé... 

Rất nhiều người kinh doanh cũng không hiểu được bản chất của mô hình siêu thị mini này, chính bởi vậy mà cách thức hoạt động kinh doanh, dịch vụ, cũng như hàng hóa của rất nhiều cửa hàng siêu thị mini đang đang không đúng chuẩn.

2. Có nên kinh doanh siêu thị mini, kinh doanh siêu thị mini có khó không?

Câu trả lời là khó. Thậm trí rất khó, nếu như mục tiêu kinh doanh là xây dựng một cửa hàng bài bản, chuyên nghiệp, còn nếu chỉ đơn thuần là setup siêu thị cửa hàng rồi chủ tự đứng bán, hoặc quản lý cửa hàng giống như hầu hết các cửa hàng kinh doanh đang diễn ra trên thị trường thì khá phổ thông, không quá phức tạp.
Có nên kinh doanh siêu thị mini


3. Có nên kinh doanh siêu  thị mini không?

Việc nên hay không nên không thể có câu trả lời triệt để, bởi việc có nên kinh doanh siêu thị mini hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhất là kiến thức kinh doanh của người chủ. Nhưng sơ bộ có thể liệt kê những điều kiện cơ bản để người kinh doanh có thể dựa vào đỏ để tự đánh giá tính khả thi cua việc kinh doanh siêu thị mini.

3.1 Nguồn lực để biết có nên kinh doanh siêu thị mini không?

Nguồn lực nói chung là những lợi thế, thế mạnh, điểm mạnh của mình đang có, ví dụ như: Có sẵn mặt bằng, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, quản trị, quản lý,mối quan hệ...

Người càng có nguồn lực tốt thì cơ hội kinh doanh thành công càng cao. Do đó rất nhiều người không có lợi thế nào khi bước chân vào kinh doanh mô hình này thì rất rủi ro.

Sau khi xét góc độ nguồn lực nói chung thì chúng ta phân tích những điều kiện lớn khác: 

3.2 Kiến thức kinh doanh

Yếu tố này cực quan trọng, người chưa có kiến thức kinh doanh mà bước vào môi trường kinh doanh này khá rủi ro. Đặc biệt là khối văn phòng, nhóm này có hai đối tượng chính: Chán công việc muốn tự kinh doanh riêng, hoặc có vốn muốn đầu tư thêm kinh doanh bán lẻ.

Nhóm này nếu thực sự đam mê kinh doanh, đặc biệt là yêu thích công việc kinh doanh siêu thị mini thì có thể mở cửa hàng kinh doanh siêu thị mini, còn trong trường hợp chỉ là kinh doanh cho vui, hoặc là với tư tưởng bỏ vốn ra đầu tư kinh doanh siêu thị rồi nghĩ đơn giản đợi tiền lãi tự đồng về thì sẽ rất rủi ro.

Vốn dĩ kinh doanh bây giờ lĩnh vực nào cũng khó khăn, nhất là lĩnh vực bán lẻ, bởi đa phần ai cũng có xu hướng đầu tư bán lẻ để kinh doanh vì nghĩ đó là xu hướng, nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. 

Việc thiếu, hoặc không có kiến thức kinh doanh nói chung, và kinh doanh siêu thị nói riêng quả thực sẽ là rất rủi ro.

Tối thiểu đối với người kinh doanh siêu thị cũng biết xây dựng bản kế hoạch kinh doanh siêu thị cho riêng mình, biết cách phân bổ vốn cho ngành hàng, và sau này là phân tích báo cáo bán hàng, bên cạnh đó các vấn đề liên quan đến quản lý, xây dựng các quy trình hoạt động siêu thị cũng rất quan trọng. 

3.2 Mặt bằng kinh doanh siêu thị

Không phải ai mở cửa hàng kinh doanh siêu thị mini cũng có sẵn mặt bằng của nhà mình, nhưng đối với những người kinh doanh trên mặt bằng nhà mình là có một lợi thế không nhỏ, thậm trí là lớn. 

Ngược lại đối với những người thuê mặt bằng thì lại là rủi ro vô cùng lớn. Có hai rủi ro chính liên quan đến vấn đề mặt bằng đó chính là: Rủi ro trong quá trình thuê mặt bằng, và rủi ro kinh doanh liên quan đến chi phí thuê mặt bằng mà phải đối mặt.

Đối với người phải đi thuê mặt bằng kinh doanh siêu thị cần tính toán dựa trên nguồn vốn đầu tư mình có để có thể xác định được diện tích, cũng như giá thành mặt bằng mình chuẩn bị thuê để cho phù hợp, tranh trường hợp lãng phí thuê mặt bằng quá rộng so với vốn đầu tư dân đến lãng phí chi phí mặt bằng kinh doanh.

3.3 Tiềm lực tài chính

Không đến lỗi cần phải có tiềm lực tài chính quá lớn, góc phân tích ở đây phân tích nguồn lực tài chính để xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị phù hợp. 

Có những lưu ý liên quan đến tài chính để xây dựng cửa hàng như sau:

* Dựa vào số vốn phù hợp để thuê mặt bằng có diện tích phù hợp với số vốn đó. Thông thường 8-10tr/ m2 kinh doanh.

* Chủ động thời gian đầu chịu lỗ kinh doanh: Mô hình kinh doanh siêu thị này, bất kể cửa hàng nào mở ra việc phải bù lỗ trong thời gian đầu kinh doanh là khó tránh khỏi. Do đó, cửa hàng cần có một khoản ngân quỹ bổ sung cho việc lỗ trong giai đoạn ngắn hạn này. 

* Chủ động chi phí sinh hoạt trong gia đình: Đồng nghĩa với việc trong giai đoạn đầu kinh doanh, hạn chế rút tiền ở cửa hàng ra để chi tiêu cá nhân, gia đình, việc hàng hóa tại cửa hàng rất quan trọng, nhất là giai đoạn đầu kinh doanh cửa hàng.