Tránh thất bại | thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phải làm thế nào?

Kinh doanh nói chung và mô hình bán lẻ siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa mà dẫn đến việc phải thanh lý cửa hàng đồng nghĩa với việc bạn đã một phần thất bại trong công việc kinh doanh của mình, và đó là điều vô cùng đáng buồn, cũng như đáng tiếc

Vậy người kinh doanh phải làm gì để tránh thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini và thất bại trong khởi nghiệp kinh doanh mô hình bán lẻ này?

1. Chủ động tâm lý của người kinh doanh

Tâm lý của người mở mới cửa hàng thường có suy nghĩ cái gì cũng dễ dàng, thuận lợi, trải đầy hoa hồng, cùng với đó là tâm lý nghĩ người khác làm được thì mình cũng làm được. Nhưng những gì thực tế diễn ra thì hoàn toàn không như chúng ta tưởng tương.

Đầu tiên việc chuẩn bị tâm lý là cần phải xác định rõ ràng vấn đề liên quan là khó khăn, chả riêng gì mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mà kinh doanh gì cũng vậy thôi, khó khăn là thứ mà không ai có thể tránh khỏi, vấn đề chỉ nằm ở chỗ chúng ta có biết những khó khăn đó là gì và có cách nào để vượt qua nó một cách dễ dàng, thuận lợi nhất và ít rủi do, thiệt hại nhất hay không?

Tôi đã chứng kiến quá nhiều những người có suy nghĩ kinh doanh trải đầy hoa hồng, và đương nhiên hầu hết là những người phải thanh lý cửa hàng tạp hóa | siêu thị mini sau thời gian ngắn kinh doanh. Việc lập kế hoạch kinh doanh quá xa vời với thực tế rất dễ dẫn đến một kết cục đáng buồn. 

Chính bởi vậy mà người kinh doanh cần chủ động tìm hiểu những diễn biến của người mở mới sẽ gặp phải những khó khăn như nào? Để chúng ta chủ động hơn trong việc setup một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thông suốt và phù hợp nhất với nguồn lực của cửa hàng.

Đừng nghĩ người khác làm được mà mình cũng sẽ làm được một cách đơn giản giống họ, bạn không phải là người có gì quá đặc biệt, lợi thế quá lớn trong nghề thì cũng khó tránh khởi những kiếp nạn khó khăn mà gặp phải, nhất là người mới mở chưa có kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini là như nào? 

Những gì chúng ta nhìn thấy từ người, cửa hàng khác cũng chỉ là tảng băng nổi bề ngoài mà thôi, những gì giúp một cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini kinh doanh hiệu quả thì không thể nào mà chúng ta có thể tìm hiểu hoặc khai thác nguồn thông tin được. Những thứ đó chỉ có người chủ kinh doanh mới biết được. Nên bỏ ngay suy nghĩ, người khác làm được mình cũng sẽ làm được. Nếu chỉ đơn giản vậy thì rất rất nhiều người cũng cứ lao vào xây dựng kinh doanh mô hình này và thành công hết cả.

Hiện nay không chỉ các doanh nghiệp đầu tư sang bán lẻ họ mới có nguồn lực tốt, mà ngay với các cửa hàng nhỏ lẻ, siêu thị mini muốn tồn tại được thì cũng đều phải có ít nhất vài lợi thế cạnh tranh nào đó thì mới đủ duy trì chi phí và hoạt động của cửa hàng. 

Cái thời tay không bắt giặc, cứ mở cửa hàng ra là bán thôi... đã qua rất lâu rồi. Mà ngay nay người ta kinh doanh dựa trên nguồn lực, dựa trên lợi thế cạnh tranh, dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của từng cửa hàng có được. 

Nên cần phải xác định khó khăn ngay từ đầu trước khi bắt đầu nhé. 

2. Chiến lược xây dựng mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa rõ ràng

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini là cần thiết, nhưng hầu như rất ít người làm, ngay cả với các chuỗi siêu thị mini mở mới cũng vậy, rất ít đơn vị có bản kế hoạch xây dựng chiến lược, chiến thuật kinh doanh siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa một cách bài bản và rõ ràng.

Chắc chắn kiểu xây dựng cửa hàng theo hướng tự phát sẽ dẫn đến tình trạng sau này khó khăn trong việc quản trị cửa hàng, thấy khó khăn ở đâu, gỡ rối ở đó, thấy doanh số giảm sút cũng không biết tại sao? thậm trí kinh doanh hiệu quả cũng sẽ không biết nguyên nhân bởi đâu, chỉ đơn giản có thể do may mắn, mà may mắn không thể kéo dài, duy trì mãi được, các vấn đề phát sinh khi có đối thủ, khi thị trường thay đổi chúng ta sẽ không dễ dàng gì để thích nghi được với nó.

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là rất cần thiết, và người kinh doanh cần phải biết cách phân tích nguồn lực và bối cảnh kinh doanh của mình để có thể tự xây dựng dược chiến lược kinh doanh phù hợp nhất đối với mô hình kinh doanh của mình. 

Các bước để xây dựng chiến lược kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa như sau:

Bước 1: Phân tích nguồn lực của mình đang có 

Bước 2: Phân tích được sức mua tại khu vực kinh doanh

Bước 3: Phân tích lợi thế cạnh tranh, cũng như đối thủ của mình

Bước 4: Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

Bước 5: Xây dựng chiến thuật kinh doanh trong các giai đoạn

Bước 6: Quản trị cạnh tranh hiện thời và xu hướng cạnh tranh.

Thanh lý cửa hàng tạp hóa | siêu thị mini là điều bình thường với người kinh doanh


3. Đừng mắc phải những lý do dẫn đến thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ngớ ngẩn

Nói ngớ ngẩn có thể hơi nặng nề, nhưng có rất nhiều bài viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini, và đặc biệt chia sẻ những lý do dẫn đến việc thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini rồi. Vấn đề là người kinh doanh có chịu khó đọc và nghiền ngẫm để đưa ra bài toàn tổng thể cho cửa hàng của mình và tránh được những thất bại đó hay không?

Nếu bạn chưa đọc thì có thể đọc tại đây:

Nhưng điểm lại qua các nguyên nhân dẫn tới việc các cửa hàng phải thanh lý:

3.1 Sai lầm mô hình kinh doanh

Việc xây dựng sai lầm mô hình kinh doanh là điều nguy hiểm nhất, cùng là thanh lý cửa hàng nhưng hậu quả mang lại nặng nề nhất cho người kinh doanh, hiệu quả kinh doanh kém, chi phí hoạt động cửa hàng nó cứ hút dần máu (tiền) của chủ, đến khi kiệt quệ tài chính thì thường người kinh doanh mới nhìn ra. 

Việc xây dựng mô hình kinh doanh cũng giống như xây dựng chiến lược kinh doanh siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa, sai lầm ngay từ việc setup cửa hàng thì đồng nghĩa cơ hội thành công gần như không còn. 

3.2 Thiếu vốn để mở siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa


Vốn là yếu tố hầu hết dẫn đến tình trạng thanh lý các cửa hàng, lực vốn yếu, gặp khó khăn không trụ được, duy trì hoặc tối thiểu là vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu, và chắc chắn là gục ngã.

Nên tại sao có các tình huống nhiều chủ cửa hàng chỉ đi săn những cửa hàng có chuyển nhượng siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa để nhận lại và kinh doanh tiếp. (Lưu ý: trường hợp nhận lại sang nhượng cửa hàng chỉ dành cho người dày dạn kinh nghiệm) 

Bởi họ phân tích được nguyên nhân cửa hàng này tại sao phải thanh lý hoặc sang nhượng, chỉ cần biết bởi nguyên nhân chính là đói vốn thì hoàn toàn có thể nhận lại và tiếp tục kinh doanh. Nó giống như mua một chiếc điện thoại, hay ô tô mới mà bán đi sau khi chủ trước mới sử dụng được 2,3 tháng vậy. 😁

3.3 Đầu tư cơ sở vật chất quá nhiều

Yếu tố này thường bởi những người trẻ tuổi khởi nghiệp, tất nhiên việc đầu tư cho cơ sở vật chất nhằm gia tăng dịch vụ tốt cho cửa hàng nhưng trong quá trình bỏ số tiền để đầu tư cho cơ sở vật chất cần phải dựa vào các yếu tố:
  • Phù hợp với mô hình 
  • Cần thiết
  • Không ảnh hưởng gì tới vốn tiền hàng
Việc đầu tư vào cơ sở vật chất quá nhiều và nguy hiểm là đầu tư những thứ không cần thiết ảnh hưởng tới vốn tiền hàng thì càng nguy hiểm, bản chất thứ mà trong cửa hàng mang lại nguồn doanh thu chính là hàng hóa, chứ không phải cơ sở vật chất, nên cần phải tập trung vào vốn hàng hóa để đẩy mạnh doanh số, ngoại trừ việc vốn cửa hàng rất khỏe. 

3.4 Hoạt động cửa hàng với chi phí quá cao

Chi phí là thứ mà cần phải cân đối và phù hợp với mô hình cửa hàng. 

Cần phải biết cách tối ưu các loại chi phí phát sinh ở cửa hàng để giảm thiểu chi phí xuống một mức phù hợp nhất, việc lãng phí chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa kéo dài trong thời gian dài là điều sẽ ngốn vào tài chính cửa hàng.

3.5 Thiếu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh mô hình siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa

Việc thiếu kiến thức cực kỳ nguy hiểm, nó cũng phần nào giống như việc xây dựng mô hình kinh doanh vậy. Người thiếu kiến thức thường sẽ mắc rất nhiều sai phạm trong quá trình đầu tư lẫn kinh doanh. 

Việc phải đối mặt với những khó khăn người kinh doanh không thể tránh khỏi, quan trọng là đối mặt với nó như nào và cách giải quyết ra sao để cho phù hợp và có kết quả tốt nhất.

Thường những người đầu tư kinh doanh mô hình này với tâm lý tay không bắt giặc, tức là khởi đầu kinh doanh vốn dĩ chẳng biết gì, thì hầu hết đều có kết cục thanh lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, nhất là với người phải thuê mặt bằng kinh doanh.