Các loại chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa bao gồm những gì?

Nhiều người kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa chưa chắc đã biết các loại chi phí hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình bao gồm những gì? 

Vậy các loại chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa bao gồm những gì?

1. Chi phí mặt bằng

Chi phí mặt bằng cùng với chi phí nhân sự là hai khoản chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh cửa hàng.

Đối với cửa hàng kinh doanh trên mặt bằng nhà mình thì có phải tính chi phí mặt bằng vào hay không? Câu trả lời là có. 

Nhưng cần lưu ý, đối với trường hợp kinh doanh trên mặt bằng nhà mình thì chỉ tính theo nguyên tắc:
  • Giá thuê theo mặt bằng chung thị trường khu vực đó
  • Chỉ tính diện tích kinh doanh sử dụng
Ví dụ như nhà mặt phố, 3 tầng, nhưng chỉ sử dụng tầng 1 để kinh doanh thì chỉ cần làm phép tính đơn giản là: Nếu tầng 1 đó cho người khác thuê thì chi phí thuê mặt bằng kinh doanh siêu thị mini là bao nhiêu một tháng là ra. 

2. Chi phí nhân sự hoạt động kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa.

Rất nhiều người chủ cửa hàng một hoặc cả hai vợ chồng đứng bán, rồi không tính chi phí nhân sự vào đó (hay còn gọi lương của mình) và rất có thể ngầm tưởng là lợi nhuận của mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini là cao, do đó cần phải tính chi phí nhân sự bất kể mình tự đứng bán hay thuê nhân viên của mình trả lương hàng tháng. 

Tổng hợp các loại chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa


3. Chi phí điện nước mạng

Đây là khoản chi phí bắt buộc, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và quy mô cửa hàng mà chi phí này cao hay thấp. 

Nhưng chung quy lại là các khoản tiền phải đóng hàng tháng liên quan đến điện nước mạng là khoản không nhỏ mà hàng tháng cửa hàng hoạt động kinh doanh phải chi trả hàng tháng.

4. Chi phí lãi ngân hàng

Cùng với trường hợp mặt bằng kinh doanh, nhân sự thì khoản chi phí lãi ngân hàng kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa được tính như nào nhiều người cũng không thực sự biết. 

Hiểu nôm na là nếu bạn không kinh doanh thì số tiền đó bạn gửi ngân hàng mỗi tháng sinh lời được bao nhiêu, nhưng cần phải lưu ý, khi bạn tính chi phí lãi ngần hàng thì cần phải tính theo tỷ lệ % lãi ngân hàng theo hình thức vay. 

Trong trường hợp là vốn tự có, tức là tiền từ khoản tích lũy trước đó rồi bỏ ra kinh doanh, thì vẫn phải tính theo hình thức là đi vay ngân hàng khoản vốn đầu tư đó để kinh doanh.

5. Chi phí khấu hao tài sản cố định

Khoản chi phí khấu hao này được tính theo phương thức đường thẳng, và có thời gian khoảng 5-7 năm, tức là lấy ví dụ 5 năm, đồng nghĩa là 60 tháng, khoản đầu tư cho khoản tài sản cố định cửa hàng là 200 triệu thì khấu hao mỗi tháng = 200 triệu/ 60 tháng là ra mỗi tháng.

6. Các khoản thuế phải nộp kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Nếu đăng ký kinh doanh hộ cá thể không phải là doanh nghiệp thì chi phí các khoản thuế của việc kinh doanh mô hình này được tính theo quy định của nhà nước. 

Tổng kết:
Các loại chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa bao gồm
  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí nhân sự
  • Chi phí điện nước mạng
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Chi phí lãi ngân hàng
  • Chi phí đóng các loại thuế phải nộp
Ngoài ra còn có các khoản chi phí khác như: Giấy in, giấy in tem mã vạch, giấy in phiếu bán hàng, túi nylon...