Mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cần những gì - thông tin cơ bản để có một cửa hàng

Nhiều người khi có kế hoạch mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa không biết mình phải làm những gì, bắt đầu từ đâu. Đây là những yếu tố cơ bản để có thể setup một siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa hoàn chỉnh. 

I. Mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cần những gì?


  1. Mặt bằng kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
  2. Vốn để kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
  3. Bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
  4. Đăng ký kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa
  5. Tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa
  6. Nhập hàng hóa và trưng bày sản phẩm lên kệ
  7. Lên kế hoạch khai trương cửa hàng
  8. Chủ động các kế hoạch kinh doanh giai đoạn đầu
  9. Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài
Mở cửa hàng tạp hóa cần những gì?


II. Thông tin chi tiết các yếu tố mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

1. Chuẩn bị mặt bằng kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Đối với những người có mặt bằng sẵn có của nhà mình thì quá tuyệt vời, chỉ cần sang sửa lại mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là có thể bắt tay vào công việc kinh doanh của mình rồi. 

Nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy, những người ở thành phố lớn, hay trong ngõ, hoặc nhà đang ở lại không phù hợp để mở kinh doanh mô hình siêu thị mini hay cửa hàng tạp hóa thì bắt buộc muốn đầu tư kinh doanh mô hình này thì phải đi thuê mặt bằng kinh doanh. 

Yếu tố đầu tiên là phải chủ động tìm kiếm hoặc sang sửa mặt bằng kinh doanh để có thể thực hiện các bước tiếp theo. 

2. Vốn đầu tư kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Đương nhiên rồi, muốn kinh doanh mô hình này thì bắt buộc phải có vốn, từ nguồn vốn tự có do tích lũy, nguồn vốn vay mượn, hoặc góp vốn mở siêu thị mini. Chung quy lại là cần phải có vốn hay nói cách khác là tiền. 

Mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa khác với mô hình dịch vụ, nên phần lớn vốn đầu tư ra đều tập trung vào đầu tư cho các hạng mục cơ sở vật chất, trang thiết bị bán hàng và hàng hóa để kinh doanh nên vốn đầu tư sẽ rất cao so với các mô hình khác. 

Đối với người phải đi vay mượn, huy động thêm vốn để kinh doanh cửa hàng thì cần phải cẩn thận hơn trong quá trình setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa của mình, bởi việc thiếu vốn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh số thấp, hiệu quả kinh doanh thấp và dẫn đến thanh lý cửa hàng, đặc biệt đói với người phải thuê mặt bằng kinh doanh.

3. Bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Việc xây dựng bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là cần thiết, nhưng hầu như rất ít đơn vị, cá nhân thực hiện khâu này, ngoại trừ các đơn vị có người có kiến thức hoặc thuê dịch vụ setup siêu thị mini lên kế hoạch kinh doanh cho mình. 

Việc xây dựng bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa không khó, nó chỉ đơn giản hai phần chính:

  • Phần 1: Liệt kê các bước thực hiện để setup siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, ở phần này thì lưu ý việc tiến độ thời gian hoàn thiện từng khâu một. 
  • Phần 2: Phân bổ vốn cho các hạng mục bao gồm: Mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bán hàng, vốn tiền hàng và tiền lưu động. 

4. Đăng ký kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Nhiều người mở kinh doanh ra những vẫn thắc mắc là kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa có phải đăng ký kinh doanh không? hay là nên đăng ký kinh doanh doanh nghiệp hay hộ cá thể?

Đương nhiên mô hình kinh doanh nào việc đăng ký kinh doanh là điều bắt buộc, ít nhất là để mình tuân thủ luật pháp Việt Nam, và kinh doanh với tâm thế đàng hoàng. 

Còn việc kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa đăng ký theo mô hình doanh nghiệp, hay cửa hàng tạp hóa thì tùy thuộc vào mô hình, quy mô, và cách hoạt động cửa cửa hàng đó. Thông thường thì các cửa hàng đăng ký kinh doanh theo dạng hộ kinh doanh cá thể để đỡ chi phí liên quan đến thuế và đơn giản hơn trong các vấn đề liên quan đến pháp lý.

Hộ kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thường cần phải đăng ký các loại giấy phép đăng ký kinh doanh gì?

Thông thường thì các hộ kinh doanh mô hình cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini cần phải đăng ký 3 loại giấy phép kinh doanh.

  1. Giấy phép kinh doanh hộ cá thể
  2. Giấy phép đăng ký kinh doanh thuốc lá
  3. Giấy phép đăng ký kinh doanh rượu
Các loại thuế mà cửa hàng phải đóng thì theo quy định của nhà nước.


Mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini thành công cần rất nhiều yếu tố

5. Tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa

Rất nhiều bài viết ở website này đã nói tới cách tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa. Thường những người mở mới cửa hàng rất khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa, nhưng nó không quá khó khăn như chúng ta tưởng tượng, chỉ có điều do chúng ta mới nên cảm thấy hơi chột trong quá trình tìm kiếm nhà cung cấp hàng tạp hóa, bên cạnh đó việc người tiêu dùng, khách hàng lại hay có thắc mắc, hỏi các sản phẩm cửa hàng chưa nhập về kinh doanh nên tâm lý chung của người kinh doanh tạp hóa là nôn nóng và thấy lo lắng trong việc tìm kiếm nguồn hàng. 

Xem thêm cách tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa

6. Nhập hàng hóa và trưng bày sản phẩm lên kệ hàng

Sau khi tìm kiếm và có được list các nhà cung cấp hàng tạp hóa rồi thì lên kế hoạch nhập hàng và trưng bày sản phẩm lên kệ hàng, đương nhiên trong quá trình nhập hàng thì trước đó phải phân bổ vốn đầu tư cho các ngành hàng, sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh của cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini.


7. Lên kế hoạch khai trương cửa hàng siêu thị mini, tạp hóa

Tiếp theo là chủ động lên kế hoạch khai trương siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa. Đa phần các cửa hàng thường khá loay hoay với công việc này và triển khai chương trình khai trương chưa thực sự hiệu quả, có những quầy thì tổ chức qua loa, có quầy hàng thì tổ chức hoành tráng láng phí mà không thiết thực phù hợp và mang lại hiệu quả. 

Việc lên kế hoạch cũng như triển khai chương trình khai trương siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cần đồng bộ rất nhiều yếu tố:

  • Kế hoạch khai trương
  • Đo lường lượng khách ghé thăm cửa hàng
  • Chủ động hàng hóa kinh doanh tại cửa hàng trước khi khai trương
  • Chủ động hàng hóa cho chương trình khuyến mại
  • Chủ động các chương trình khai trương cửa hàng phù hợp với mô hình kinh doanh.
  • Chủ động nguồn nhân lực tốt cho ngày khai trương
  • Chủ động các phương án dự phòng, các tình huống có thể diễn ra cả thuận và không thuận lợi.

8. Chủ động các kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm từ tìm kiếm, thiết kế mặt bằng tới khai trương cửa hàng là cả một loạt các công việc lớn và chi tiết diễn ra chỉ trong thời gian ngắn, đặc biệt khó khăn đối với người mới. 

Chính bởi vậy mà việc lập bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là vô cùng quan trọng mà người kinh doanh hoặc quản lý cần phải có kiến thức và xây dựng một cách sát với thực tế nhất.

9. Xây dựng chiến lược kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa lâu dài

Xem thêm bài viết chi tiết về chiến lược kinh doanh siêu thị, tạp hóa

Kinh doanh khởi nghiệp là cuộc chơi và cũng là cuộc chiến dài hơi, nên không dành cho những người không có đủ năng lực cũng như kiến thức, kinh nghiệm thì được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, đương nhiên người mới thì sẽ rất khó để có ngay được kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa, siêu thị mini được. 

Nên việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho cửa hàng của mình dựa trên nguồn lực, hoàn cảnh của mình cũng là việc rất cần thiết, hãy biết cách tồn tại và phát triển trong bối cảnh môi trường kinh doanh tạp hóa, siêu thị nói riêng và bán lẻ nói chung ngày càng khốc liệt.