Các dạng mô hình cửa hàng bán lẻ, cách lựa chọn phù hợp cho bạn

Xu hướng đầu tư kinh doanh siêu thị, cửa hàng bán lẻ đang phát triển mạnh mẽ vài năm trở lại đây, nhưng người kinh doanh cần hiểu được bản chất của mô hình mình đang có kế hoạch định đầu tư, kinh doanh.

Xem thêm: Cách tối ưu giá kệ siêu thị

I. Các mô hình cửa hàng bán lẻ phổ biến tại Việt Nam

1. Cửa hàng tạp hóa

Mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa quá phổ biến tại Việt Nam, là mô hình kinh doanh truyền thống có từ lâu đời, thường có quy mô nhỏ tập trung kinh doanh các sản phẩm thiết yếu, phổ thông, phục vụ một nhóm đối tượng khách hàng xung quanh địa điểm kinh doanh. 

Đặc điểm nổi bật của mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa là kinh doanh theo mô hình truyền thống, không áp dụng sử dụng công nghệ như phần mềm bán hàng, hay các chương trình marketing. 

Hiện nay với việc phát triển của các mô hình kinh doanh cửa hàng bán lẻ hiện đại hơn như siêu thị mini, cửa hàng tiện ích, fastfood cũng phần nào ảnh hưởng tới mô hình kinh doanh này, nhưng dù sao thì vẫn có chỗ đứng nhất định bởi mô hình này vẫn có lợi thế riêng của nó. 

Đa phần các mô hình cửa hàng tạp hóa truyền thống này được kinh doanh trên mặt bằng sẵn có của người kinh doanh, lực lượng nhân sự kinh doanh tại cửa hàng cũng đa phần là dùng nhân sự gia đình, cắt giảm tối đa các chi phí hoạt động kinh doanh tạp hóa, siêu thị nên chỉ cần người kinh doanh tự mình kinh doanh một thời gian đầu khó khăn, và có lượng khách hàng ổn định là vẫn dễ dàng sống khỏe và có nguồn thu nhập ổn định. 

Mô hình cửa hàng tạp hóa đang dần bị các mô hình hiện đại "xâm chiếm" lượng khách hàng tiềm năng, nên có dấu hiệu ngày càng kinh doanh khó khăn, đặc biệt tại các khu vực thành thị nơi tập trung nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập tốt và có tâm lý tiêu dùng dịch chuyển dần sang các mô hình hiện đại, 

Nhưng trong ngắn hạn thập niên tới thì mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa vẫn sẽ tồn tại và tiếp tục phát triển tại các vùng nông thôn, khi mà các nhà máy, đô thị hóa mới bắt đầu trong quá trình hình thành.
Cửa hàng tạp hóa truyền thống

2. Mô hình cửa hàng tự chọn

Bản chất mô hình cửa hàng tự chọn là mô hình tối ưu chi phí về nhân sự, cắt giảm lực lượng nhân sự hoạt động trong cửa hàng, để khách hàng tự nhiên lựa chọn sản phẩm mình ưu thích và qua quầy  thanh toán. 


Mô hình cửa hàng tự chọn là mô hình kinh doanh tập trung vào yêu tố trưng bày sản phẩm bắt mắt, là mô hình kinh doanh hiện đại hơn so với cửa hàng tạp hóa, nhưng mô hình này không tồn tại được lâu, bởi sự tác động của nhân viên bán hàng tới người tiêu dùng, khách hàng là không có.

Chính bởi vậy mà giai đoạn phát triển mô hình cửa hàng tự chọn là những năm 2008 - 2013, sau đó rất ít người kinh doanh mô hình bán lẻ xây dựng kinh doanh theo mô hình cửa hàng tự chọn.

Việc không có tác động nhiều bởi nhân viên bán hàng nên doanh thu cửa hàng thấp, ít bán được những sản phẩm có lợi nhuận, lãi cao, dẫn đến việc không đủ chi phí duy trì hoạt động kinh doanh cửa hàng.

3. Mô hình cửa hàng tiện ích

Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện ích là mô hình kinh doanh tập trung các nhóm sản phẩm tiêu dùng nhanh, có thể chế biến, ăn, sử dụng ngay tại cửa hàng. 

Ưu điểm của mô hình này là tập trung các sản phẩm tiêu dùng nhanh, nên có tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao, nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng là lứa tuổi thanh thiếu niên. 

Mô hình cửa hàng tiện ích cần phải đi sâu hơn về dịch vụ, trải nghiệm khách hàng, cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất và đặc biệt là thương hiệu. 

Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao các chuỗi cửa hàng tiện ích nước ngoài phát triển mạnh tại Việt Nam nhưng nước ta lại không có nhiều chuỗi cửa hàng tiện ích có thương hiệu, tên tuổi lớn. 

Lưu ý: Mô hình cửa hàng bán lẻ Vinmart + là mô hình siêu thị mini chứ không phải là cửa hàng tiện ích. 

4. Mô hình siêu thị mini

Siêu thị mini là mô hình quá phổ biến tại Việt Nam, là mô hình nâng cấp từ cửa hàng tạp hóa, hay là mô hình kinh doanh siêu thị quy mô nhỏ. 

Mô hình kinh doanh siêu thị mini này đa dạng ngành hàng hơn, kinh doanh hiện đại hơn, và tập trung đối tượng khách hàng là khối dân văn phòng, công sở, tệp khách hàng chính tiêu dùng gia đình, nội trợ.

Không chỉ riêng thành phố, mà ngay tại nông thôn, việc mở siêu thị mini kinh doanh tại nông thôn cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, bởi nhóm đối tượng đầu tư kinh doanh mô hình này đa phần là giới trẻ, lớp người được tiếp cận với nhiều yếu tố hiện đại, và xu hướng, cũng như công nghệ hơn. 
siêu thị mini

II. Mở siêu thị mini có lãi không? Vốn đầu tư bao nhiêu?

1. Vốn đầu tư mở siêu thị mini, cửa hàng là bao nhiêu?

Vốn đầu tư mở siêu thị mini phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng để đảm bảo được lượng hàng hóa có trong tại cửa hàng đủ đáp ứng tối thiểu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thì cũng cần phải tối thiểu là 200 triệu. 

Tức là để mở cửa hàng tạp hóa, hoặc siêu thị mini thì lượng vốn cần có nên lớn hơn 300 triệu. Đặc biệt là nhóm đối tượng phải thuê mặt bằng để mở siêu thị mini thì cần lượng vốn nhiều hơn, và rủi ro kinh doanh cũng nhiều hơn. 

Đương nhiên quy mô càng lớn thì cần lượng vốn để mở siêu thị mini sẽ nhiều hơn, và cùng với đó là người kinh doanh cần phải biết cách tối ưu vốn đầu tư kinh doanh của mình. 

Bởi những người chưa có kinh nghiệm không biết sản phẩm nào bán tốt, bán chậm, hoặc không phù hợp nên dễ bị nhập số lượng nhiều, nhập loại không bán được sau để bị hết date, cận date... đó chính là chi phí khởi nghiệp kinh doanh siêu thị, cửa hàng bán lẻ. 

Để tính vốn đầu tư mở siêu thị mini là bao nhiêu có cách đơn giản này người mới có thể áp dụng được và tự tính cho mình lượng vốn cần có để kinh doanh siêu thị. 

Vốn kinh doanh bao gồm 3 phần chính: 

✅ Chi phí mặt bằng
✅ Vốn đầu tư cơ sở vật chất
✅ Vốn tiền hàng

Cơ bản thì lượng vốn cần có để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tầm 7-9 triệu/ m2 diện tích kinh doanh. 

2. Kinh doanh siêu thị mini có lãi không

Câu trả lời rất khó, bởi có nhiều người kinh doanh siêu thị mini thành công, nhưng cũng có những người thất bại, đành phải thanh lý, bởi mô hình kinh doanh nào cũng có người kinh doanh hiệu quả và kém hiệu quả. 

Kinh doanh siêu thị mini có lãi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và cần phải đồng bộ rất nhiều yếu tố đó để có thể giúp cho siêu thị mini kinh doanh có lãi. 

✅ Setup siêu thị mini bài bản chuyên nghiệp ngay từ đầu
Ngay từ đầu, khi lập kế hoạch kinh doanh cần phải có kế hoạch cụ thể, tối ưu chi phí và lên kế hoạch tổng thể để có thể setup siêu thị một cách tối ưu nhất. 

Đây là điều cực kỳ quan trọng, nhưng lại rất khó khăn với người mới kinh doanh chưa có kinh nghiệm. 


✅  Tối ưu nguồn vốn đầu tư, hạn chế mất tiền ngu
Để không mất chi phí khởi nghiệp, mất tiền ngu vào các hạng mục không cần thiết, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới cơ sở vật chất hàng hóa (không bán được, cận date, hết date sau này) thì ngay từ đầu trước khi nhập hàng hóa về kinh doanh tại cửa hàng cần phải biết cách tối ưu vốn, và các hạng mục đầu tư. 

Người mới kinh doanh sẽ khó khăn trong việc này, nên cách tốt nhất là nên tìm tới những người có kinh nghiệm để học hỏi, tham khảo nhờ họ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, những sương máu họ đã phải đổ ra để bạn tránh được. 

Thông thường chi phí "tiền ngu" rơi vào tầm 15-30% tổng vốn đầu tư. Kinh doanh gì cũng phải trả học phí, người kinh doanh có sự chuẩn bị càng ít thì học phí càng nhiều. 


✅ Triển khai marketing, chương trình khuyến mại
Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng tới kết quả kinh doanh tại siêu thị mini, hệ thống cửa hàng bán lẻ. Nhưng đa phần các cửa hàng đang khá yếu trong công việc triển khai marketing siêu thị này. 

Đặc biệt đối với các mô hình siêu thị quy mô lớn hoạt động không có quy trình, và cũng không có các chương trình marketing bán lẻ, khuyến mại, sự kiện... dẫn đến doanh thu, hiệu quả kinh doanh thấp. 

✅ Tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị
Thường chi phí hoạt động siêu thị tại các điểm bán đang khá cao, nếu biết cách tối ưu hoàn toàn có thể tiết kiệm từ 20-30% chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị. 

Đương nhiên cách tốt nhất là cần phải tối ưu ngay từ đầu, và từng bước cân đối chi phí hoạt động siêu thị theo lộ trình, nhu cầu công việc, đặc biệt là doanh thu tại siêu thị mini, cửa hàng. 
Lợi nhuận siêu thị mini

III. Có nên mở siêu thị mini?

Tùy thuộc vào hoàn cảnh, nguồn lực của mỗi người để có thể tự mình đánh giá xem mình có nên mở kinh doanh siêu thị mini hay không. Nhưng ít nhất bạn phải có một lợi thế nào đó? Trong trường hợp chỉ đơn thuần thấy nó là xu hướng, hoặc mình có vốn và nghĩ đầu tư ra để kinh doanh và mong từ đó để sinh lời thì có lẽ bạn cần phải xem xét lại. 

Bạn có lợi thế nào trong những lợi thế sau đây?

1. Vốn đầu tư kinh doanh siêu thị

Đương nhiên, việc đâu tiên phải nghĩ tới là vốn đầu tư kinh doanh. Bạn đừng nghĩ đơn giản chỉ cần có đủ vốn mở cửa hàng ra để kinh doanh là xong, đặc biệt nếu bạn là người phải thuê mặt bằng. 

Lộ trình tiếp theo sau quá trình khai trương siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa cũng đầy chông gai mà bạn phải đối mặt như: 

- Lỗ vài tháng đầu kinh doanh

- Hàng cận date, hết date

- Tiền nhà tiếp theo

- Trạng thái có lương hàng tháng, nay không còn

.... 

Nhiều người thường bị thiếu vốn sau vài tháng kinh doanh bởi những khó khăn phải đối mặt ở trên đến cùng lúc, và rất có thể gục ngã ngay sau vài tháng kinh doanh. 

Nên bạn cần có lợi thế về tài chính, đủ để vượt qua giai đoạn khó khăn vài tháng đầu kinh doanh. Nên người có tiềm lực tài chính tốt chính là một trong những lợi thế kinh doanh. 

2. Lợi thế về mặt bằng kinh doanh

Mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng bán lẻ chẳng có lợi thế nào bằng lợi thế có sẵn mặt bằng kinh doanh, đó chính là nguyên nhân lý giải tại sao các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini người kinh doanh có sẵn mặt bằng chẳng bao giờ lo phải thanh lý, tất nhiên trừ khi quá yếu về kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa. 

Nên xu hướng doanh nghiệp bán lẻ ở Tỉnh đầu tư mô hình siêu thị ở vùng nông thôn đang phát triển mạnh mẽ là vậy, họ không hẳn có lợi thế mặt bằng sẵn có, nhưng họ biết cách tối ưu chi phí mặt bằng kinh doanh để mở siêu thị. 

Từ việc chuyển đổi đất nông nghiệp, hoặc thuê đất công nghiệp, đất nông nghiệp, chắc chắn chi phí mặt bằng giảm đi một cách đáng kế, và tạo lợi thế cực lớn trong mô hình kinh doanh siêu thị. 

Người không có lợi thế mặt bằng kinh doanh phải đi thuê sẽ khá rủi ro trong kinh doanh, nó không chỉ đơn thuần là chi phí thuê mặt bằng, mà ngay với việc cửa hàng hoạt động được 2,3 năm mà bạn phải chuyển địa điểm kinh doanh thì coi như bạn đã XONG. Chỉ cần chuyển qua địa điểm đó cách 500m coi như mất gần hết khách hàng sẵn có, mất bao lâu để gây dựng. 

Nên việc lợi thế mặt bằng sẵn có, hoặc thuê được mặt bằng kinh doanh lâu dài là một lợi thế cực kỳ lớn mà người kinh doanh mô hình này cần phải tham khảo. 

3. Lợi thế về nhân sự

Dù bạn có tự làm thì vẫn phải tính lương, nhưng ít nhất mình tự đứng bán, hoặc quản lý siêu thị là một lợi thế không hề nhỏ. 

Các mô hình siêu thị lớn, hoặc chuỗi siêu thị mini họ có quy trình, họ có chiến lược kinh doanh lâu dài và có kế hoạch lỗ trong thời hạn nào đó, nhưng đối với quy mô nhỏ thì không cho phép thời gian lỗ trong kinh doanh quá dài được. 

Nên lợi thế về nhân sự, ít nhất bạn tự làm cũng đủ tiết kiệm một khoản chi phí nhân sự không nhỏ, và điều quan trọng là bạn có sự tập trung cao độ hơn với đứa con tinh thần của mình. 

Và giờ bạn đã hiểu dần tại sao nhiều người kinh doanh siêu thị mini theo dạng đầu tư sẽ thất bại rồi chứ? Bởi họ phải thuê mặt bằng, phải thuê toàn bộ nhân sự để hoạt động kinh doanh, nó khá rủi ro. Trừ khi chuỗi siêu thị mini hoạt động bài bản, chuyên nghiệp. 

4. Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini

Bạn đã từng có kinh nghiệm gì trong kinh doanh mô hình này, nếu chưa có thì đó cũng là điều khá rủi ro đối với người kinh doanh. 

Bước sang một lĩnh vực mới, một mô hình kinh doanh mới thì bất kể ai cũng như một đứa trẻ đi học việc, và tốt nhất bạn đừng tự tin thái quá về mình khi chỉ biết được một phần, hoặc có tí va chạm với nghề bán lẻ này. 

Ví dụ cơ bản: Tại sao các quản lý, các giám đốc, trưởng bộ phận tại các doanh nghiệp khi ra mở công ty, doanh nghiệp riêng thì có trên 90% là thất bại, điều đó minh chứng, họ có kinh nghiệm trong chính lĩnh vực họ đầu tư kinh doanh mà vẫn thất bại như thường. Chỉ ngắn gọn:" tư duy làm chủ khác rất nhiều so với tư duy làm thuê" 

5. Bạn đã có phương án kinh doanh

Đừng kinh doanh theo trào lưu, theo xu hướng đơn thuần, mà để kinh doanh thành công cần phải từ cái cốt mình đang có. 

Trong kinh doanh siêu thị cũng vậy, bạn đã có phương án kinh doanh nào chưa? phương án cho mô hình mình đang ấp ủ để đầu tư, phương án dự phòng, phương án rủi ro cũng như cơ hội kinh doanh như nào?

Rất ít người lập kế hoạch kinh doanh phân tích cơ hội kinh doanh của mình như nào? Thấy người khác mở thì ta cũng mở, mà không biết được khó khăn thuận lợi của mình là gì? 

Tổng kết: 

Mô hình kinh doanh siêu thị, cửa hàng bán lẻ là mô hình xu hướng, nhưng nó không phải dành cho tất cả mọi người. Chỉ những người nào có những lợi thế kinh doanh nhất định thì cơ hội thành công trong kinh doanh mới cao. 

Để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, cũng như khai thác tối đa nguồn lực của mình để có kết quả kinh doanh tốt nhất bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. 

Isaac Education là đơn vị tiên phong tại Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu về mô hình bán lẻ siêu thị được sáng lập bởi chuyên gia Nguyễn Văn Thịnh. 

Tham khảo thêm: 
⭐ Kiến thức kinh doanh siêu thị by Isaac
⭐ Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị by Isaac


0 Comments