Lý giải tại sao Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa phải THANH LÝ

Thanh lý trong kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa là điều không ai mong muốn, nhưng thực trạng đang diễn ra là rất nhiều người đang gặp phải vấn đề đó, nhưng thậm trí có rất nhiều người lại không hiểu nguyên nhân tại sao Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa của mình lại phải thanh lý. 

Chúng ta cùng đi phân tích, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc các Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa phải thanh lý, ngừng hoạt động kinh doanh mô hình này. 

1. Đối tượng nào dễ bị thanh lý khi kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa

Nhóm đối tượng dễ bị rơi vào hoàn cảnh thanh lý này nhất chính là những người phải thuê mặt bằng hoặc vừa phải đi thuê mặt bằng và nhân sự để đầu tư kinh doanh. 

Người kinh doanh mô hình Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa cần nắm được rằng: Chi phí mặt bằng và chi phí nhân sự là hai chi phí chính trong hoạt động kinh doanh mô hình này. Nên việc không có lợi thế hay là không biết tối ưu nó chắc chắn là sẽ rất dễ dàng rơi vào tình trạng phải thanh lý cửa hàng. 

Lý giải tại sao Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa phải THANH LÝ

2. Lộ trình và nguyên nhân dẫn đến Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa phải thanh lý


2.1 Không có kiến thức kinh doanh mô hình Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa

Chắn chắn người đọc bài viết này đa phần thuộc nhóm đang có kế hoạch đầu tư kinh doanh mô hình bán lẻ cửa hàng, siêu thị. Nhưng những người đã phải thanh lý rồi mà được đọc bài viết này thì chắc chắn thấy rất nhiều yếu tố không may mắn mình đã phải mắc phải, và logic theo lộ trình đó. 

Việc thiếu kiến thức kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa dẫn tới việc người kinh doanh không biết phải làm bản kế hoạch như thế nào, cách thức phân bổ nguồn vốn bao nhiêu cho các hạng mục, cũng như hàng hóa. Đó là những yếu tố lớn. 

Việc thiếu kiến thức kinh doanh khiến cho người kinh doanh không hiểu được cách tối ưu hoạt động kinh doanh của mình như thế nào?

- Không biết tối ưu chi phí: Điển hình nhất chính là mặt bằng và nhân sự.

- Không biết tối ưu nguồn vốn đầu tư: Đầu tư lãng phí quá nhiều, và nhiều hạng mục không cần thiết, dư thừa.

- Không biết lựa chọn ngành hàng chủ lực, tối ưu vốn cho hàng hóa. 

... Và vô vàn những vấn đề người mới bắt đầu kinh doanh sẽ gặp phải. 

Với việc thiếu kiến thức kinh doanh không khác gì bạn đứng giữa ngã ba đường mà không biết phải đi lối nào? và việc rủi ro trong kinh doanh sẽ đến rất gần với bạn. 

Hậu quả phần lớn của những người không có kiến thức kinh doanh chính là: 

- Thiệt hại một phần vốn đầu tư cho những thứ gọi là chi phí khởi nghiệp. Thông thường tầm 15-20% tổng vốn đầu tư ( nga cả trường hợp không bị thanh lý).

- Việc không biết lựa chọn hàng hóa: Dẫn tới mất khoảng 5-10% lượng hàng hóa sau này cận, hết date, hoặc không bán được ngừng kinh doanh nhóm sản phẩm đó. 

- Chi phí tăng cao đột biến so với nhu cầu sử dụng: Việc không biết cách tối ưu chi phí để duy trì hoạt động phù hợp với mô hình của mình sẽ khiến cho người kinh doanh mất đi một "khúc" không hề nhỏ. Bao nhiêu % vốn đầu tư thì phụ thuộc vào người kinh doanh có biết cách tối ưu hay không và quy mô của Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa như nào?

- Chi phí cơ hội: Việc mất quá nhiều khoản cho chi phí khởi nghiệp sẽ dẫn đến người kinh doanh sẽ mất rất nhiều cơ hội kinh doanh sau này.  

2.2 Phân tích kỹ chi phí khởi nghiệp kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa


a. Chi phí hoạt động kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa
Trong hoạt động kinh doanh siêu thị bao gồm 6 loại chi phí chính:

  1. Chi phí mặt bằng
  2. Chi phí nhân sự
  3. Chi phí khấu hao tài sản cố định
  4. Chi phí lãi ngân hàng
  5. Chi phí điện nước mạng
  6. Chi phí các loại thuế
  7. Chi phí khác: Túi lynon, giấy in.... 
Người kinh doanh cần phải biết tối ưu các loại chi phí để giảm thiểu cũng như khai thác tối đa chi phí hoạt động Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa của mình một cách hiệu quả nhất. 

Trong đó các loại chi phí có thể tối ưu được bao gồm:

- Mặt bằng: Cần phải thuê, hoặc khai thác tối đa mặt bằng một cách hợp lý. Đặc biệt cần lưu ý, đối với người thuê mặt bằng thì việc lên kế hoạch lựa chọn mặt bằng kinh doanh cần phải phù hợp với vốn mình đầu tư, hay nói thay cách khác là phải biết được mình có hoặc sẽ có bao nhiêu vốn đầu tư và lên kế hoạch thuê hoặc khai thác mặt bằng phù hợp với số vốn đó. 

Ví dụ: Với số vốn bạn có khoảng 500tr thay vì nhu cầu sử dụng mặt bằng tầm 50m2 ( đối với khu vực thành phố và đi thuê) thì bạn lại thuê mặt bằng 60m2, 70m2 thì rõ ràng chi phí mặt bằng bạn đương nhiên bị độn lên 20-30% so với nhu cầu sử dụng. 

Và còn một cách khác nữa là cần phải tối ưu mặt bằng kinh doanh từ việc khai thác giá kệ siêu thị một cách triệt để, để tăng diện tích trưng bày hàng hóa lên cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa tối ưu được 20-30 chi phí mặt bằng. 

- Nhân sự: Yếu tố nhân sự tối ưu bằng 4 cách chính có thể tối ưu nhân sự được:
+ Cơ cấu phù hợp: Việc cơ cấu phù hợp lực lượng nhân sự phù hợp với mô hình kinh doanh là điều cực kỳ cần thiết, sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn không bị lãng phí cho chi phí nguồn nhân lực. 

+ Cách tính lương: Người kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa cần nghĩ cách tối ưu lương cho nhân sự để giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, nhưng nhân sự lại có thu nhập tốt hơn, nghe qua có vẻ không logic những hoàn toàn chúng ta có thể làm được, đó chính là cách tăng giờ làm lên cho nhân sự trong siêu thị. 

+ Tăng cường nhân viên partime: Chi phí cho nhân viên partime chắc chắn sẽ thấp hơn fulltime, cách này thường áp dụng đối với các mô hình kinh doanh đặt tại thành phố, hoặc các khu vực có trường trung cấp, cao đẳng, đại học sẽ hiệu quả. 

+ Nâng cao chất lượng nhân sự: Cùng chi phí nhân sự như vậy nhưng mô hình kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa nào có chất lượng nhân sự tốt hơn thì sẽ khai thác chi phí nhân sự đó hiệu quả hơn. 

- Khấu hao tài sản cố định: Rất nhiều mô hình kinh doanh đầu tư các hạng mục dư thừa, dẫn đến tiều đầu tư vào tài sản cố định quá cao so với nhu cầu sử dụng, cũng như dẫn đến việc khấu hao tài sản cố định bị cao, tăng chi phí hoạt động lên, cũng như mất chi phí cơ hội đầu tư vào yếu tố khác hiệu quả hơn cho kinh doanh.

- Điện nước mạng: Yếu tố này có thể tối ưu không được nhiều chi phí cho doanh nghiệp nhưng cần phải xác định được chiến lược kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa của mình là gì?

+ Nếu tập trung vào dịch vụ: Thì việc đầu tư các hạng mục liên quan đến cơ sở vật chất để hỗ trợ cho việc tập trung có dịch vụ tốt là điều nên làm. 

+ Chiến lược cạnh tranh giá rẻ: Hay nói cách khác là tối ưu lợi nhuận, đối với mô hình quy mô nhỏ,  thương hiệu còn yếu, khách hàng tập trung đa phần là đối tượng tiêu dùng phổ thông thì nên hạn chế việc đầu tư các khoản cơ sở vật chất tốn kém, chi phí cao. Mà thay vào đó có thể dùng các biện pháp thay thế như: Quạt trần, điều hòa cắt gió, quạt công nghiệp, quạt điều hòa.... Để giảm chi phí đầu tư cũng như chi phí tiền điện. 

b. Chi phí liên quan đến hàng hóa giai đoạn đầu kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa

Người mới kinh doanh lại không có kiến thức, kinh nghiệm thường rất hay bị mắc vào cái bẫy là bẫy "chủ quan kinh doanh" hay nói cách khác đã ngu nhưng lại nghĩ mình giỏi. Xin lỗi vì nói hơi thẳng nhưng chúng ta cần phải có những cú tát vào mặt thì mới có thể tỉnh ra được, thà nghe điều không dễ chịu để đỡ mất tiền ngu thì nó cũng đáng. 

Ai kinh doanh cũng đều có lý do của mình, và chắc chắn ít nhiều có lợi thế nào đó. Nhưng gần như những lợi thế đó chỉ đơn thuần là một góc, thậm trí một góc nhỏ trong những điều kiện cần để kinh doanh mô hình này, và rất có thể bạn sẽ nằm trong danh sách những Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa phải thanh lý tiếp theo. 

Với việc kinh doanh mô hình này, chúng ta cần phải biết và hiểu, có kiến thức lên tới cả ngàn, thậm trí chục ngàn sản phẩm là bình thường. Nên khi giai đoạn đầu bước chân vào tìm hiểu sản phẩm, ngành hàng kinh doanh, và đương nhiên phải nhập hàng để có được cửa hàng hoàn thiện thì sẽ khó tránh gặp phải những vấp ngã trong quá trình nhập hàng.

Và những lỗi phổ biến trong quá trình nhập hàng giai đoạn đầu kinh doanh có thể liệt kê như sau:

- Không biết lượng vốn cho hàng hóa là bao nhiêu để phù hợp với mô hình kinh doanh của mình? 

- Không biết phân bổ hàng hóa theo ngành hàng như nào?

- Không biết nhập đơn hàng của từng nhà cung cấp là bao nhiêu?

- Không biết nhập số lượng cho từng sản phẩm là bao nhiêu?

- Không biết thời điểm mình khai trương phải nhập như nào cho phù hợp?

.... 

Và chung quy lại, là chỉ sau thời gian 6 tháng đến 9 tháng thì sẽ một đống hàng mà bạn nhìn thấy mà đau thắt ruột lại bao gồm:

+ Hàng hết date

+ Hàng cận date

+ Hàng để đó cả năm mà không bán được cái nào

Ở tiết mục này chắc chắn cũng cấu đi một "khúc" vốn đầu tư của bạn rồi. Ai kinh doanh cũng không thể tránh khỏi được sẽ gặp phải, nhưng vấn đề là hạn chế tối đa được ở mức nào. 


2.3 Lộ trình dẫn tới thanh lý Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa 


Giai đoạn 1: Tinh thần khởi nghiệp

Chúng ta phải có lý do nào đó mới tính tới việc khởi nghiệp kinh doanh mô hình Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa  này. Và chắc chắn là tinh thần rất hưng phấn, hồ hởi muốn lao vào kinh doanh ngay lập tức sao bao thời gian chuẩn bị cho đứa con tinh thần của mình. 

Mặc dù gặp bao khó khăn trong quá trình Setup Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa của mình, nhưng cuối cùng cũng đến ngày được nhìn thấy nó chào đời trong niềm vui sướng, hân hoàn của mình. 

Giai đoạn 2: Choáng về thực tế diễn ra

Với hy vọng tràn trề mình sẽ có kết quả kinh doanh tốt như suy nghĩ hay kế hoạch ban đầu mình đưa ra, nhưng thực tế chắc chắn sẽ khác rất nhiều so với những gì chúng ta suy nghĩ ban đầu. Doanh thu cửa hàng chỉ bằng 30-50% so với dự kiến. Thông thường là vậy, nếu người kinh doanh không có cái nhìn thực tế ngay từ đầu. 

Nhưng điều đó hoàn toàn dễ hiểu, bởi chúng ta cần phải biết được rằng, khách hàng sẽ biết đến cửa hàng chúng ta một cách từ từ và doanh thu cửa hàng cũng cần phải có lộ trình để tăng. Những suy nghĩ doanh thu dự kiến của chúng ta chính là tại thời điểm sau 9 tháng đến 1 năm mới đạt được mức như vậy. Nên người kinh doanh hay bị SỐC là như thế. 

Giai đoạn 3: Lòi ra những thiệt hại của chi phí khởi nghiệp

Như nói ở trên, các khoản thiệt hại bởi người kinh doanh chưa có kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh mô hình Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa sẽ được xuất hiện ở thời điểm sau 6-9 tháng khai trương. 

Nhắc lại các khoản thiệt hại:

- Mất chi phí đầu tư lỗi

- Chi phí quá cao

- Hàng cận date, hết date, không bán được 

.... 

Tùy thuộc vào những lỗi mà doanh nghiệp gặp phải mà Total thường mất khoảng 20-30% / tổng vốn đầu tư là bình thường. 

Đối với những người chưa kinh doanh thực tế có thể sẽ nghĩ con số này là hoang tưởng, nhưng đó là thực tế vì chỉ đơn giản là bạn chưa làm thì sẽ không hiểu được. Và cũng có thể ngay với trường hợp bạn đang kinh doanh cũng chưa chắc đã biết mình mắc phải những lỗi như nào đâu? 

Tôi đã được rất nhiều người khó khăn trong quá trình kinh doanh gặp nhờ tư vấn, việc sơ bộ đầu tư 15 tỷ thì sau 1 năm tổng kết còn lại còn khoảng 5 tỷ là bình thường. Tất nhiên đó là quy mô lớn.

Giai đoạn 4: Thiếu vốn - Tử huyệt kinh doanh của giới đầu tư

Ở phần đầu có nói, hầu hết đối tượng kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa  phải thanh lý chính là nhóm đối tượng phải thuê mặt bằng, và nhân sự.

Ở nhóm đối tượng này phân hai nhóm chính:

Nhóm 1: Quy mô nhỏ mở cửa hàng tạp hóa, hoặc minimart. Nhóm này thông thường dùng tiền tích lũy, và thậm trí có thể phải vay mượn thêm. Nếu vấp phải quá nhiều chi phí khởi nghiệp và đến đóng tiền nhà tiếp theo là chắc chắn sẽ cực kỳ hoang mang. Và rất có thể sẽ dừng cuộc chơi.

Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tại sao các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini thường có thanh lý thì sẽ thanh lý vào thời điểm sau 6 tháng đến 1 năm. 

Nhóm 2: Quy mô lớn: Trung tâm thương mại, siêu thị | Chuỗi siêu thị mini. Ở nhóm này đương nhiên là nhóm đại gia rồi, thường họ rất thành công ở những mô hình kinh doanh khác, hoặc ngành nghề khác, nhưng thực ra những rủi ro gặp phải thì cũng chẳng khác gì quy mô nhỏ, thậm trí còn khủng khiếp hơn bởi quy mô lớn. 

Nhưng nhóm đối tượng này thì không dễ dàng gì họ dừng cuộc chơi, bởi họ có nguồn vốn dồi dào và tư duy là sẵn sàng lỗ dài hạn và có phần nào đó chủ động được khoản lỗ đó, nhưng thông thường cũng chính bởi tư duy này mà dẫn đến chủ quan và khoản lỗ cứ kéo dài kéo dài mà chưa nghĩ tới biện pháp tái cơ cấu lại mô hình kinh doanh của mình. 
Rủi ro kinh doanh là nguyên nhân dẫn đến thanh lý siêu thị | siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa

3. Biện pháp nào để ngăn ngừa việc tránh phải thanh lý trong kinh doanh Siêu Thị | Chuỗi siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa

3.1 Hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn tới thanh lý

Ở các phần trên liệt kê khá kỹ các tình huống, nguyên nhân dẫn đến thành lý cửa hàng. Người kinh doanh nhất là đối với người mới, và phải thuê mặt bằng, nhân sự cần nghiên cứu kỹ, phần nào đó cũng có thể giúp cho chúng ta hiểu được hơn những khó khăn, rủi ro chúng ta sẽ gặp phải và đối mặt. 

3.2 Tổng kết lại 

- Tìm hiểu kỹ: Chúng ta cần chuẩn bị tốt những gì liên quan đến mô hình kinh doanh của chúng ta, những kiến thức, kinh nghiệm và diễn biến thực tế trong kinh doanh. Đừng bao giờ có tư duy kinh doanh là đơn giản. Không có mô hình nào kinh doanh là đơn giản cả. Thành công chỉ dành cho số ít. 

-  Hạn chế những lỗi thường gặp phải: 

+ Đầu tư lỗi quá nhiều: Cơ sở vật chất, nhất là giá kệ siêu thị cần phải tối ưu.

+ Nhập hàng hóa giai đoạn đầu cần hạn chế nhập số lượng nhiều, nhất là nhóm hàng có date ngắn 6-1 năm. 

+ Cần hiểu được giai đoạn đầu doanh số sẽ thấp, và chủ động tâm lý đó, doanh thu cửa hàng cần có lộ trình. 

+ Chủ động tài chính để có thể vượt qua được giai đoạn đầu khó khăn. 

Chúc các bạn thành công! 


Hiện nay trung tâm đào tạo kinh doanh siêu thị của Thịnh cung cấp cáp dịch vụ: 

- Các khóa đào tạo kinh doanh siêu thị

- Dịch vụ Setup siêu thị các quy mô, mô hình

- Tư vấn chiến lược kinh doanh cho các mô hình quy mô lớn. 

Inbox với Thịnh để có thể tìm hiểu kỹ hơn các dịch vụ: 


+ Điện thoại: 0989.864.866 (call, zalo, viber) 

NOTE: Học viên | Đối tác có nhu cầu sử dụng dịch vụ cần chủ động để Thịnh có thể sắp xếp kế hoạch, cũng như thời gian hợp tác. 

0 Comments