5 ĐIỀU QUAN TRỌNG với người khởi nghiệp bán lẻ kinh doanh Siêu Thị | minimart

Có yếu tố cực kỳ quan trọng mà người có kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh bán lẻ siêu thị | siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa. Nó là vấn đề liên quan đến tài chính, đặc biệt đối với người có nguồn lực tài chính hạn hẹp, và thiếu kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh.

Đã là khởi nghiệp thì người khởi nghiệp sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong đó chủ yếu vẫn là: Kiến thức, kinh nghiệm, tài chính. 

Đương nhiên với kiến thức, kinh nghiệm thì cần phải có cả một quá trình để chuẩn bị, trau dồi học hỏi, chuẩn bị càng tốt thì tỷ lệ rủi ro sẽ được giảm thiểu tối đa, đặc biệt đối với người có điều kiện kinh tế thấp, hoặc không có hậu thuẫn từ gia đình. Đối với sự thất bại thì rất có thể nó sẽ là dấu chấm hết và cùng với đó là cánh cửa đi làm thuê trở lại sẽ mở toang đối với bạn. 

Đối với người khởi nghiệp bán lẻ kinh doanh siêu thị chúng ta cần phải lưu ý với một số yếu tố sau. Với thông tin hữu ích này chắc chắn sẽ giúp được phần nào đó người kinh doanh vững tâm hơn trong quá trình kinh doanh của mình.

5 Khởi nghiệp bán lẻ kinh doanh siêu thị cần lưu ý tới những vấn đề sau:


1. Xác định nguồn vốn cần đầu tư

Người kinh doanh cần phải xác định đượng lượng vốn đầu tư cho mô hình kinh doanh của mình, tất nhiên nó sẽ khá khó khăn với người chưa có kinh nghiệm nhưng điểm mấu chốt cần phải tính toán chi tiết là mô hình kinh doanh dựa trên nguồn vốn mình có, chứ không phải là xoay sở vốn theo mô hình kinh doanh, điều này mà diễn ra nó sẽ vô cùng khổ sở xuyên suốt quá trình vận hành kinh doanh siêu thị của bạn.

Ví dụ: Bạn có số vốn 500 triệu, thì hãy tập trung nghiên cứu xây dựng quy mô, mô hình kinh doanh phù hợp với số vốn đó, đối với ở khu vực thành phố thì chỉ nên xây dựng mô hình, quy mô ở phạm vi 50-60m2 ( tương đương 8- 10 triệu/ m2 kinh doanh), chứ không phải là thuê mặt bằng quá lớn tận 80 hoặc 100m2 rồi xây dựng với số vốn "ít ỏi: 500 triệu đó. 

2. Chuẩn bị tốt tâm lý là 3- 6 tháng đầu chưa có lãi

Thông thường đối với cửa hàng mới đi vào hoạt động thì cần thời gian tối thiểu 6 tháng để đạt doanh thu điểm hòa vốn, trong trường hợp biết làm thì có thể rút ngắn được thời gian tốt hơn khoảng 2-3 tháng.

Đồng nghĩa với việc là trong thời gian 3-6 tháng là cửa hàng hoạt động chưa có lãi, tức là lỗ, thời gian lỗ càng nhiều thì tiền lỗ càng hút máu tài chính của người chủ càng lớn, và bạn đã hiểu tại sao nguyên nhân chính các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini phải thanh lý bởi thiếu vốn rồi chứ. 

Giai đoạn đầu cửa hàng thường sẽ vắng khách, bởi khách hàng chưa biết tới siêu thị, cửa hàng của bạn, và họ cần có thời gian để tìm hiêu, trải nghiệm mới quyết định có gắn bó, ủng hộ, thậm trí trung thành với siêu thị đó hay không?

Nên doanh số những tháng đầu thường thấp và đương nhiên lợi nhuận cũng thấp, không đủ chi phí hoạt động, và người chủ cần phải bổ sung vốn, hoặc tiền mặt vào để bù khoản thua lỗ trong giai đoạn đầu này.

3. Sau một năm thì mới hoàn hồn

Ở phần 2 thì bạn có thể hình dung được với thời gian lỗ ở 6 tháng đầu, sẽ mang đi một khúc tiền của người đầu tư, chủ kinh doanh, và nếu trong trường hợp sang tháng thứ 7 bắt đầu có lãi, thì số tiền lãi đó cũng chưa cao, mới ở giai đoạn chớm có lãi. Theo cách tính bình quân thì nếu lỗ 6 tháng, và 6 tháng lãi thì bạn sẽ ổn định được số vốn đầu tư như lúc ban đầu. 

Ví dụ: Bạn đầu tư một cửa hàng siêu thị mini vốn 700 triệu, giai đoạn đầu bạn lỗ trong thời gian 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm bạn có lãi thì có nghĩa là tại thời điểm sinh nhật 1 năm cửa hàng thì bạn mới hoàn lại được số tiền vốn đầu tư là 700 triệu, tất nhiên đây chỉ là phép tính mang tính chất tương đối, và để lý giải cho người  đầu tư khởi nghiệp bán lẻ kinh doanh siêu thị hiểu được rằng tại sao làm cả năm trời không thấy tiền đâu. 
Khởi nghiệp bán lẻ kinh doanh siêu thị | siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa

4. Sau một năm không thấy tiền đâu, câu chuyện chưa dừng lại ở đó

Tiếp theo câu chuyện ở phần 3, bạn đã hiểu được sau một năm thì gần như người kinh doanh sẽ chưa tích lũy được gì? Nhưng nó chưa dừng lại ở đó. Mà còn một khoản liên quan tới: Đầu tư lỗi, hàng cận hết date, thất thoát.... 

Với những khoản này cũng sễ cấu đi một khúc không hề nhỏ đối với người đầu tư, và để kéo lại được khoản này thì không chỉ dừng lại 1 năm kinh doanh kể từ ngày khải trương, mà có thể nó kéo dài thêm 6 tháng tới 1 năm nữa. 

5. Buôn tài không bằng dài vốn

Các cụ nói cấm có sai, nên người khởi nghiệp bán lẻ kinh doanh siêu thị cần phải cân đối nguồn tài chính để chuẩn bị tốt cho công việc kinh doanh của mình. 

Yếu tố tiếp theo chính là vấn đề tiêu dùng cá nhân, gia đình. Khi khởi nghiệp nói chung và bán lẻ siêu thị nói riêng thì cần phải có một khoản ngân quỹ tài chính đủ để trang trải trong giai đoạn đầu khởi nghiệp đầy khó khăn. 

Giai đoạn đầu kinh doanh siêu thị mini vốn dĩ đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn rồi, trong khi đó, áp lực từ việc phải chi tiêu cá nhân gia đình mà rút vốn từ tiền hàng ra thì sẽ rất dễ lâm vào tình trạng thiếu vốn để duy trì hoạt động kinh doanh tại siêu thị | cửa hàng.

Tổng kết:

Trên đây là 5 ĐIỀU QUAN TRỌNG với người khởi nghiệp  bán lẻ kinh doanh Siêu Thị | minimart, ngắn gọn lại để người đọc dễ hình dung hiểu được về khó khăn giai đoạn đầu kinh doanh, nhất là đối với những người không quá dư giả về tài chính.