Có nên chung vốn mở siêu thị mini, những lưu ý chết người

Việc chung vốn kinh doan vốn đã phức tạp, và chung vốn mở siêu thị mini càng phức tạp hóa, bạn đã biết khi chung vốn kinh doanh cần phải lưu ý những vấn đề gì chưa?

1. Chung vốn mở siêu thị mini là gì?

Là hai hoặc nhiều hơn số người là cá nhân, đơn vị chung vốn với nhau để đầu tư kinh doanh mô hình siêu thị mini. 

2. Những lưu ý khi chung vốn mở siêu thị mini

2.1 Tâm lý việc góp vốn mở siêu thị mini 

Việc chung vốn để kinh doanh có tác dụng rất lớn trong quá trình kinh doanh, nhất là liên quan đến các vấn đề
  • Tài chính
  • Mối quan hệ
  • Quản trị kinh doanh
Đương nhiên khai thác tốt thì việc chung vốn kinh doanh mở siêu thị mini là điều tốt, nhưng đối với những ưu điểm đó mà không khai thác tốt thì lại thành nhược điểm vì rất dễ bất đồng về quan điểm trong quá trình kinh doanh.

Khởi nghiệp kinh doanh vốn dĩ đã khó khăn, nhưng tâm lý chung của những người khởi nghiệp là nhanh nản, nhanh chán khi giai đoạn đầu luôn là khó khăn của người khởi nghiệp kinh doanh.

Và khi chia lãi thì mọi chuyển sẽ vẫn diễn ra tốt đẹp, vui vẻ, nhưng trong trường hợp hiệu quả kinh doanh khó (hầu hết là vậy) nhất là giai đoạn thời gian đầu, ngắn thì vài tháng, lâu thì vài năm, thậm trí kết quả kinh doanh có thể đi đến việc đóng cửa.. tức là hiệu quả kinh doanh kém thì sẽ bắt đầu phát sinh nhiều dạn nứt trong quá trình hợp tác. 

Tôi thường nói chia lãi thì dễ, nhưng chia lỗ mới là cả vấn đề, rất ít các cặp hợp tác làm ăn với nhau mà cùng nhau đi đến cuối con đường. 

Chính bởi vậy mà vấn đề chung vốn làm ăn với nhau cần phải rõ ràng ngay từ đầu, phân công công việc, và phạm vi hoạt động, tác động của mỗi người một cách linh hoạt, thống nhất, mới có thể duy trì mối quan hệ hợp tác được lâu dài.

2.2 Góp vốn mở siêu thị mini: Tỷ lệ góp vốn

Không nên để tỷ lệ góp vốn bằng nhau, phải xác định là một người chính, và một người phụ. 

Hầu hết cuộc tình chung vốn kết thúc đều liên quan đến tình cảm, và muốn cùng làm, cùng hưởng, cùng chịu, và luôn luôn có xu hướng góp vốn bằng nhau, để dễ chia, dễ tính, nhưng đó cũng chính là điểm nhấn trong vấn đề quyền hạn, trách nhiệm giống nhau, và rất dễ nản khi bất đồng quan điểm và dẫn tới kết quả là để tự rơi. 

Do đó việc chung vốn nên chia theo tỷ lệ lệch nhau ra, thậm trí càng lệch nhau nhiều càng tốt. Hoặc trí ít thì thay vì 50-50, thì có thể thay đổi thành 55% - 45%, và đương nhiên ai có nhiều lợi thế hơn có thể tham gia 55% vốn. 

2.3 Rõ ràng về tài chính khi góp vốn mở siêu thị mini

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều không rõ ràng các vấn đề liên quan đến tài chính, và thường phát sinh các suy nghĩ "nhạy cảm" tiêu cực đối với người chung và cả mô hình kinh doanh.

Chính bởi vậy mà khi chung vốn mở siêu thị mini kinh doanh bất kể lỗ lãi thế nào thì việc tài chính cần phải luôn rõ ràng, minh bạch. 
Có nên chung vốn mở siêu thị mini để kinh doanh


2.4 Chọn người mở chung kinh doanh góp vốn siêu thị mini

Chắc chắn phải có mối quan hệ nào đó mới dẫn tới ý tưởng chung vốn mở siêu thị mini, kinh doanh chung. Nhưng cần phải lựa chọn người mở chung phù hợp để tránh việc dạn nứt trong mối quan hệ trong quá trình kinh doanh với nhau.

* Với người không liên quan với nghề: Thường có rất nhiều trường hợp có những người không biết gì, không có kinh nghiệm kinh doanh liên quan đến cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini có vốn tích lũy và muốn chung vốn để kinh doanh. Đối với nhóm đối tượng này thì cần phải lưu ý vấn đề tài chính, và rõ ràng việc can thiệp vào công việc kinh doanh của cửa hàng. Tức là chỉ góp vốn, lỗ lãi cùng chịu.

* Đối với người có kinh nghiệm: Nhóm đối tượng này có ưu điểm là cùng chung ý tưởng, nhưng nhược điểm của việc chung vốn với người này là đi sâu về vấn đề công việc của nhau, dẫn đến việc chồng chéo trong quá trình hoạt động kinh doanh siêu thị và rất dễ bất đồng quan điểm. 

Nhóm có kinh nghiệm nào đó trong kinh doanh siêu thị thì nên lựa chọn người có thế mạnh khác nhau, và khi đó sẽ hỗ trợ cho nhau trong quá trình kinh doanh. Ví dụ hai người đều có thế mạnh về quản lý thì khi chung nhau, chắc chắn trong quá trình quản lý cửa hàng sẽ có những quan điểm bất đồng với nhau. 

2.5 Cùng tư tưởng ngay từ đầu khi chung vốn mở siêu thị mini

Rất nhiều trường hợp tan hợp, hợp tan trong quá trình hợp tác kinh doanh khi chung vốn, bởi những vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh sẽ dẫn đến tư tưởng kinh doanh rẽ sang nhiều hướng khác nhau. 

Cần phải thống nhất chiến lược kinh doanh với nhau ngay từ lúc bàn bạc, tránh trường hợp ông có tầm nhìn 10km, người có tầm nhìn 2km, sẽ rất dễ bất đồng quan điểm. 

2.6 Phân chia công việc rõ ràng ngay từ đầu

Việc phân chia phụ trách công việc kinh doanh, hoạt động cửa hàng phải rõ ràng, tránh can thiệp vào công việc của nhau, rất dễ dẫn đến bất hòa và ảnh hưởng tâm lý làm việc của nhân viên, nhân viên làm việc không thấy thoải mái với kiểu quá nhiều chủ, quá nhiều quản lý, quá nhiều người giao việc, mỗi người nói một đằng.