Quy trình Setup Siêu Thị | siêu thị mini mart các bước triển khai

Quy trình setup siêu thị | siêu thị mini mart chính là các bước chi tiết để lập kế hoạch giúp cho cá nhân, doanh nghiệp có thể dễ dàng trình tự thực hiện theo hướng dẫn và hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình được.

1. Nghiên cứu thị trường để setup siêu thị mini

1.1 Phân tích, lựa chọn địa điểm

Đối với doanh nghiệp, hộ cá thể có sẵn mặt bằng thì đương nhiên là tận dụng mặt bằng sẵn có của mình để xây dựng các bước quy trình setup siêu thị | minimart của mình rồi, nhưng cũng cần phải đảm bảo được địa điểm kinh doanh đó phù hợp với mô hình kinh doanh siêu thị mới đảm bảo tính chất, cũng như cơ hội kinh doanh thành công.

Còn đối với những doanh nghiệp, cá nhân phải thuê mặt bằng kinh doanh để setup siêu thị cho mình thì cần phải nghiên cứu kỹ càng hơn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh của mình. Bởi địa điểm đóng vai trò vô cùng quan trọng và quyết định tới hiệu quả kinh doanh sau này. 

Các tiêu chí để đánh giá địa điểm kinh doanh mô hình siêu thị có phù hợp hay không?
  • Mật độ dân cư: Cực kỳ quan trọng, nhất là xung quanh địa điểm mở siêu thị, tùy thuộc vào quy mô mà cần phải khảo sát bán kính kinh doanh rộng bao km, tuy nhiên cũng cần phụ thuộc vào khu vực kinh doanh. Ví dụ như siêu thị 500m2 thì ở khu vực phát triển thành phố tập trung phục vụ bán kính 1km, nhưng ở vùng nông thông thì có thể lên tới 2km. 
  • Lưu lượng giao thông: Bao gồm cả tính tiện lợi cho chỗ đỗ phương tiện giao thông của khách hàng. Lưu lượng giao thông càng dày đặc thì cơ hội kinh doanh càng tốt. 
  • Tệp khách hàng tập trung: Cần nghiên cứu tệp khách hàng tập trung mà mô hình kinh doanh hướng tới và khai thác, khu vực có càng nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng thì khai thác doanh số càng tốt.
  • Tâm lý tiêu dùng: Mỗi vùng miền, khu vực có đặc thù tâm lý tiêu dùng khác nhau, người kinh doanh cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và nắm bắt được tâm lý tiêu dùng của dân cư cũng như đối tượng khách hàng tiềm năng đó.
  • Cạnh tranh: Rất quan trọng, nhưng cũng khó có thể lựa chọn hoặc thay đổi được, bởi thông thường thì khu vực nào có cơ hội kinh doanh tốt thì tính cạnh tranh càng cao, người kinh doanh cần hiểu được về nguyên tắc phân khúc quy mô, bởi trong cạnh tranh thì quy mô càng lớn thì càng có lợi thế. 

1.2 Phân tích lợi thế cạnh tranh trước khi setup siêu thị của mình

Cần lập bảng phân tích lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ xung quanh, và đặc biệt tập trung trong vùng khách hàng tiềm năng của mình. 

Các tiêu chí cơ bản để lập bảng phân tích lợi thế cạnh tranh so với đối thủ khác trong kinh doanh siêu thị: 
  • Quy mô: Đầu tiên cần phải tìm hiểu và phân tích về quy mô của mình so với các đối thủ trong phạm vi siêu thị mình cung cấp, khai thác khách hàng. Từ đó để lựa chọn, hoặc xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp nhất, nếu doanh nghiệp đang có kế hoạch lập quy trình setup siêu thị quy mô lớn thì nên tập trung vào cạnh tranh trực tiếp để khai thác lợi thế quy mô, còn đối với những mô hình setup siêu thị mini quy mô nhỏ thì nên lựa chọn thị trường ngách xây dựng mô hình hạn chế đối đầu với siêu thị đối thủ. 
  • Tiềm lực tài chính: Các cụ có câu buôn tài không bằng dài vốn, nếu doanh nghiệp bạn, hoặc hộ kinh doanh cá thể có tiềm lực tài chính tốt và ổn định ( ít nhất cũng có khoản ngân quỹ dự phòng) đảm bảo thì đồng nghĩa với việc tài chính bạn khá ổn định cho kế hoạch phát triển kinh doanh siêu thị của mình. Đây cũng chính là điểm yếu của các mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa truyền thống, bởi thường ngân quỹ tài chính đầu tư cho mô hình khá hạn hẹp, thậm trí nhiều người phải vay mượn bổ sung thì mới đủ vốn mới có thể setup siêu thị mini của mình. 
  • Kiến thức kinh doanh siêu thị: Đây là yếu tố rất quan trọng có thể dẫn đến lợi thế cạnh tranh trong mô hình kinh doanh siêu thị, bởi hầu hết các mô hình kinh doanh siêu thị đều tự phát, khá yếu kém về kiến thức kinh doanh siêu thị, quản trị doanh nghiệp. Chính bởi vậy mà người có kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh là một lợi thế khá lớn trong việc tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. 
  • Quản trị bán lẻ: Tùy thuộc vào quy mô mà vai trò của quản trị bán lẻ càng lớn, đối với quy mô nhỏ thì có thể khắc phục bằng cách dùng kinh nghiệm thông qua trải nghiệm thực tế, nhưng đối với quy mô lớn, mô hình lớn với ngành hàng đa dạng, nhân sự nhiều và sự xáo trộn về nhân sự diễn ra liên tục thì quy trình đóng vai trò vô cùng quan trọng, chính bởi vậy mà hậu quả của việc quản trị bán lẻ yếu kém dẫn đến việc thất bại trong kinh doanh siêu thị là điều dễ hiểu. 

2. Quy trình Setup siêu thị | siêu thị mini mart 

2.1 Lập kế hoạch kinh doanh siêu thị chi tiết

  • Xác định tổng vốn đầu tư
  • Xây dựng chiến lược mô hình kinh doanh phù hợp
  • Phân bổ vốn đầu tư cho các hạng mục, ngành hàng, mô hình nhỏ
  • Xác định điểm hòa vốn kinh doanh và tối ưu nó
  • Phân tích tính hiệu quả của mô hình
  • Xây dựng bộ khung nhân sự và đào tạo
  • Xây dựng kế hoạch Marketing 
  • Xây dựng các bước chi tiết và timeline thực hiện nó để Setup siêu thị hoàn chỉnh.

2.2 Các bước chi tiết quy trình Setup siêu thị | Siêu thị mini

  • Sang sửa mặt bằng kinh doanh 
  • Lên decor, market siêu thị
  • Thực hiện mua các trang thiết bị bán hàng
  • Tìm kiếm và ký kết các nhà cung cấp hàng hóa
  • Xây dựng quy trình hoạt động siêu thị
  • Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
  • Nhập hàng và trưng bày hàng hóa tại Siêu Thị
  • Tổ chức sự kiện chương trình khai trương siêu thị
  • Tổng kết đánh giá, phân tích rút kinh nghiệm
Trong các bước quy trình setup siêu thị cần được phân công các công việc nhỏ và thực hiện nó bạn có thể tham khảo thêm:


Quy trình Setup Siêu Thị: Phân bổ các hạng mục cơ sở vật chất


3. Những lưu ý trong quá trình Setup siêu thị | siêu thị mini

3.1 Đầu tư không đúng, gây thiệt hại, lãng phí
Rất nhiều siêu thị trong quá trình Setup siêu thị của mình do thiếu kiến thức, kinh nghiệm hoặc thiếu tầm bao quát và có thể do tham khảo từ những nguồn thông tin chưa thực sự phù hợp mà xuyên suốt quá trình Setup siêu thị của mình đầu tư chưa tối ưu, gây lãng phí ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.

Chính bởi vậy mà cần xác định rõ các hạng mục nào cần thiết phải đầu tư, hạng mục nào có thể đầu tư sau, hoặc có phương án thay thế tiết kiệm, phù hợp và tối ưu hơn. 

-> Xem ngay dịch vụ setup siêu thị của ISAAC

3.2 Thích chuyên nghiệp nhưng lại quá đà

Đối với mô hình siêu thị người kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu đầu tư mô hình kinh doanh siêu thị chuyên nghiệp, nhu cầu đó hoàn toàn chính đáng và đáng để đầu tư, nhưng để chuyên nghiệp bên cạnh vấn đề con người ( tức là lực lượng nhân sự) còn liên quan tới các hạng mục đầu tư cơ sở vật chất. 

Nhiều siêu thị đầu tư quá lớn vào các hạng mục cơ sở vật chất nhất là đối với mô hình có tiềm lực tài chính hạn hẹp mà ảnh hưởng tới hàng hóa kinh doanh sau này. 

Xây dựng quy trình hoạt động siêu thị


3.3 Hiệu ứng Enter hậu quả khôn lường

Cần thuê, hoặc tuyển dụng dụng người có kinh nghiệm về quản lý, hoặc setup siêu thị là điều nên làm, nhưng đối với người chủ cũng cần có kiến thức cơ bản, ít nhất là ở cấp độ kiểm soát tình hình. Bởi rất nhiều siêu thị setup mới tuyển dụng những người có kinh nghiệm ở quy mô lớn về quản lý mô hình nhỏ hơn. Họ thường có thói quen đặt những đơn hàng lớn phù hợp với mô hình cũ và đương nhiên nó không phù hợp với mô hình quy mô nhỏ hơn, và đặc biệt là mô hình siêu thị mới.

3.4 Thiếu còn hơn thừa

Đối với mô hình Setup siêu thị mới, người chủ thường có thói quen tham khảo từ các siêu thị đã hoạt động, hoặc copy từ siêu thị đó về mà không chưa hiểu bản chất. 

Mô hình kinh doanh phụ thuộc nhiều vào đặc điểm kinh doanh tại địa điểm đó, phụ thuộc vào đối tượng khách hàng tiềm năng. Ngay cả với các chuỗi thì cũng chỉ có khoảng 60-70% Sku kinh doanh, hay ngành hàng được phép nhân rộng, còn 30-40% còn lại là nhóm hàng hóa linh động phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. 

Chính bởi vậy mà việc copy hoặc áp dụng từ những siêu thị khác cũng khá rủi ro. 

Cùng với đó là việc đơn hàng nhập đầu tiên chính là nguyên nhân dẫn đến việc hàng cận, hết date sau này ( thường sau 6 hoặc 9 tháng kể từ ngày nhập hàng) là siêu thị sẽ chịu tổn thất nặng nề từ việc lên đơn đặt hàng sai ngay từ đầu. 

4. Các cách tối ưu quy trình setup siêu thị | siêu thị mini 

4.1 Tham gia khóa học đào tạo kinh doanh siêu thị

Người mới kinh doanh, và đầu tư vốn không hề nhỏ để xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị nhưng lại khá thiếu về kiến thức, cũng như kinh nghiệm để kinh doanh mô hình này và chắc chắn khó tránh khỏi việc tổn thất, hậu quả trong quá trình Setup siêu thị của mình, thậm trí không biết Setup như nào. Thông thường thiệt hại theo thống kê sơ bộ đối với người chưa có kinh nghiệm thì:

  • Mất 15-20% vốn đầu tư ngay từ quá trình Setup siêu thị tới sau khoảng 6 tháng kinh doanh.
  • Mất 60-70% vốn đầu tư trong trường hợp xấu nhất là giải tán mô hình. 
Người có tài chính để setup kinh doanh siêu thị đa phần đều là những người rất giỏi, nhưng giỏi ở lĩnh vực khác nhưng thường mở rộng ngành nghề kinh doanh và đầu tư kinh doanh bán lẻ siêu thị thì lại khá yếu, và việc phải chịu tổn thất khởi nghiệp bán lẻ là điều khó tránh khỏi. 

Hãy inbox hoặc Call để tìm hiểu về khóa học Setup Siêu Thị bởi chuyên gia Nguyễn Văn Thịnh trực tiếp giảng dạy. "Cần trích 1% vốn đầu tư để vận hành 99% số vốn còn lại một cách an toàn và hiệu quả"

List danh sách 2000 nhà cung cấp Kênh MT ( kênh siêu thị) 


4.2 Sử dụng dịch vụ Setup siêu thị mini
 Đối với những mô hình tham gia khóa học Setup siêu thị mini thì hoàn toàn có thể tự Setup cho mình một siêu thị hoàn chỉnh, chuyên nghiệp.

Nhưng đối với những người quá bận với công việc của mình, hoặc muốn hỗ trợ sâu hơn và trực tiếp xuyên suốt quy trình Setup siêu thị thì có thể sử dụng dịch vụ Setup siêu thị | siêu thị mini bởi chuyên gia Nguyễn Văn Thịnh

Rất mong bài viết có thể hỗ trợ thông tin tới độc giả!

Tham khảo thêm: 
⭐ Kiến thức kinh doanh siêu thị by Isaac
⭐ Kinh nghiệm kinh doanh siêu thị by Isaac