Mở siêu thị mini cần chuẩn bị những gì để tránh thất bại

Mở siêu thị mini để khởi nghiệp mô hình bán lẻ đang là xu hướng, trào lưu của rất nhiều cá nhân, tập thể, doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhưng tỷ lệ thất bại cũng giống như rất nhiều mô hình Starup khác, vậy làm gì để có thể tranh được những thất bại không đáng có.

I. Đối tượng nào sẽ là tương lai bán lẻ mở siêu thị mini tại Việt Nam?

1. Cá nhân có khoản vốn nhỏ là đối tượng chủ lực mở siêu thị mini

Nhóm đối tượng này sẽ chiếm tỷ lệ cực lớn số lượng quầy mở mới siêu thị mini trong tương lai. Với quy mô một cửa hàng siêu thị mini quy mô nhỏ tầm 50-70m2 thì số vốn đầu tư không quá lớn, thường tầm 500-700 triệu, với khoản tiền tích lũy vài năm làm thuê, hoặc là sau khi kết hôn, sinh con có khoản tiền sẵn có có thể vay mượn, bổ sung thêm là có thể mở được một siêu thị mini ngon lành.

Với cái nhìn bán lẻ là xu hướng, mở siêu thị mini kinh doanh là lựa chọn an toàn, tiềm năng, và phần nhiều theo tâm lý đám đông, thấy người khác mở mình cũng mở, chính bởi vậy rất nhiều người có thể đầu tư mở siêu thị mini một cách thiếu tính chủ động, không có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

2. Nhóm khối văn phòng thích mở siêu thị mini hoặc kinh doanh

Nhóm đối tượng này cũng chiếm phần nhiều số lượng quầy mở mới siêu thị mini kinh doanh bán lẻ, rất nhiều người thuộc nhóm văn phòng, mẹ bỉm sữa, nhân viên ngân hàng, giáo viên... có sẵn máu đam mê kinh doanh trong mình.

Nhóm đối tượng này thường có tâm lý chung là đầu tư khoản vốn mở siêu thị mini rồi thuê người làm, vừa thỏa niềm đam mê kinh doanh và mỗi tháng có thêm khoản thu nhập.

Đơì không như là mơ, nhóm đối tượng này thường có tỷ lệ thất bại rất cao, điển hình chỉ cần nhìn rất nhiều người tập trung kinh doanh tại cửa hàng của mình còn khó tồn tại hoặc có hiệu quả, nói chi là điều hành kinh doanh từ xa, ngày hoặc tuần qua cửa hàng được 5-10' đồng hồ.

3. Khối doanh nghiệp đầu tư phát triển chuỗi siêu thị mini hoặc đại siêu thị
Nhóm đối tượng này hầu hết là các doanh nghiệp thành công ở lĩnh vực khác như: Công nghệ, thương mại, phân phối, đặc biệt bất động sản, đây là lực lượng có thể được coi là xâm lăng thị phần bán lẻ với tốc độ và vũ khí tối tân nhất trên thị trường.

Với lợi thế có kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp, và đặc biệt là tiềm lực tài chính tốt, nhóm đối tượng này thường có kế hoạch khá hoành tráng để phát triển siêu thị hay chuỗi siêu thị mini.

Nhưng hầu hết nhóm đối tượng này đều thiếu kiến thức, kinh nghiệm vận hành bán lẻ chuỗi siêu thị mini. Mô hình bán lẻ có có chế hoạt động, vận hành phức tạp hơn các mô hình khác rất nhiều, mô hình bán lẻ với lực lượng nhân sự, hàng hóa, kho bãi, quy trình... phức tạp nên cũng rất ít đơn vị bán lẻ đến từ các ngành nghề khác thành công. 


4. Nhóm đối tượng đầu tư từ quốc tế

Nhóm đối tượng này hầu hết là các chuỗi cửa hàng bán lẻ, tiện ích có thương hiệu quốc tế hoặc đã thành công từ các nước phát triển hơn, đây là đối trọng khá lớn đối với các thương hiệu Việt.

Ưu điểm của nhóm đối tượng này đó chính là họ có kinh nghiệm cũng như tài chính tốt, và có hệ thống vận hành chuỗi đã đạt chuẩn và thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới, cơ hội thành công tại Việt Nam cũng khá cao.

Nhược điểm là vấn đề thích nghi với thói quen tiêu dùng ở Việt Nam, bên cạnh đó các vấn đề liên quan đến công ty nước ngoài cũng là điều khó khăn ảnh hưởng tới tốc độ mở mới của chuỗi cửa hàng nhập khẩu này.

II. Chuẩn bị gì để kinh doanh siêu thị mini hiệu quả
Ở nội dung bài viết này tập trung với nhóm đối tượng kinh doanh siêu thị mini nhỏ lẻ, các bài phân tích, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến phát triển chuỗi siêu thị mini được viết ở các bài viết tiếp theo.

1. Vốn để mở siêu thị mini

Người kinh doanh điều đầu tiên là phải vốn, vốn ở đây đương nhiên là khoản đầu tư cho hoạt động kinh doanh cửa hàng, việc cân đối số vốn cần có để phù hợp với mô hình, quy mô cửa hàng mình là điều bạn phải biết để có được số vốn đó.

Bên cạnh đó việc số vốn bổ sung cho các tính huống sau đây cũng phải chủ động, vì thường đối với người mở mới siêu thị mini sẽ chưa biết những gì sẽ diễn ra với họ trong quá trình kinh doanh của mình:

- Tự đủ chi phí trong thời gian tối thiểu 6 tháng mà không được phép rút tiền từ cửa hàng siêu thị mini của mình ra, rất nhiều người kinh doanh do không chủ động được khoản chi phí cho cá nhân, gia đình này mà thường rút tiền từ cửa hàng ra để chi trả sinh hoạt cá nhân, gia đình và hàng hóa ngày càng hao hụt rồi đuối dần đuối dần dẫn tới thanh lý cửa hàng.

- Lỗ trong thời gian đầu: Tùy từng hiệu quả của từng cửa hàng khác nhau, nhưng thông thường mỗi cửa hàng mở ra đều phải chịu lỗ thời gian đầu, nhanh thì 3 tháng, lâu hon thì 6 tháng đến một năm, và khoản lỗ này sẽ ảnh hưởng khá tiêu cực tới tâm lý, cũng như tài chính cửa hàng. 

- Hàng hóa bị hết, cận date, việc một cửa hàng kinh doanh mở ra ít nhiều đều phải trả giá học phí cho việc thiếu hoặc chưa có kinh nghiệm của mình, có những người thậm trí thanh lý ngay trong giai đoạn này, tức là chỉ sau 6 tháng hoạt động cửa hàng, đến nhịp đóng tiền nhà thứ hai là hết sạch tiền mặt để duy trì hoạt động cửa hàng.

- Tiền nhà đóng lần thứ hai: Thông thường đối với các mô hình hoạt động kinh doanh siêu thị mini thì thường có quy mô lớn hơn 60m2, và giá thuê mặt bằng thường > 10tr/ tháng, và cũng thường đóng tiền nhà 6 tháng một lần. 

Nếu bạn hình dung việc cùng lúc phải gánh các khoản chi phí dồn lại trong 6 tháng hoạt động: Chi tiêu cá nhân, chịu lỗ, hàng hủy, hỏng, hết date, và tiếp theo là đóng tiền nhà lần thứ 2 thì sẽ ngốn không ít số tiền bỏ ra để duy trì hoạt động kinh doanh tiếp theo.

Và rất nhiều người đã phải dừng cuộc chơi ở thời điểm chỉ sau 6 - 9 tháng khởi nghiệp bán lẻ mô hình siêu thị mini. 
Mô hình cửa hàng hiện đại

2. Kiên trì trong kinh doanh siêu thị mini

Như ở phần trên đã nói, giai đoạn đầu luôn là trông gai đối với mô hình kinh doanh siêu thị mini này, do đó người kinh doanh bên cạnh việc chủ động trong vấn đề tài chính thì cần phải có tính kiên trì. 

Thậm trí trong tình huống cần thiết phải chấp nhận vay mượn thêm vốn để bổ sung cho hoạt động kinh doanh siêu thị mini của mình, có thể vượt qua giai đoạn đầu khó khăn này là một bức tranh sáng hơn cho kết quả kinh doanh. Nhưng điểm mấu chốt là người kinh doanh phải nắm bắt được hoàn cảnh đó liệu có khả thi hay không?

3. Hiểu bản chất kinh doanh siêu thị mini

Cũng liên quan đến yếu tố kiên trì trong kinh doanh siêu thị mini, việc hiểu được bản chất kinh doanh mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini là bỏ tiền to thu tiền nhỏ. 

Và việc có kết quả kinh doanh không thể một sớm một chiều mà có ngay được, chỉ cần dùng cách tính đơn giản như này, bạn sẽ hiểu tại sao rất nhiều cửa hàng tạp hóa hay siêu thị mini mở ra kinh doanh mà sau một năm không thấy bỏ ra được khoản tích lũy nào?

6 tháng đầu trong năm bạn lỗ, thì cần phải 6 tháng sau trong năm bạn có lãi mới có thể bù lại chỗ lỗ của giai đoạn đầu đó.

Chính bởi vậy mà cần phải có kiến thức, cũng như kinh nghiệm để có thể kiểm soát được tình hình và tâm lý kinh doanh.
Buổi đào tạo kinh doanh siêu thị mini của Mr Nguyễn Văn Thịnh

4. Chuẩn bị tốt kiến thức để sẵn sàng kinh doanh siêu thị mini

Việc thiếu kiến thức kinh doanh là một trong những yếu tố mà hầu hết mọi người kinh doanh mô hình siêu thị mini gặp phải. Đã qua thời bỏ vốn ra nhập hàng hóa về kinh doanh là có lãi, mà ngày nay mô hình kinh doanh cửa hàng hay được dùng bởi từ bán lẻ. 

Nó đã thành một nghề và đang là xu hướng ở Việt Nam, thị trường bán lẻ ngày càng cực phát triển, nhưng bên cạnh đó miếng bánh ngày càng bị chia nhỏ. 

Do đó cơ hội thành công không dành cho tất cả, chỉ dành cho số ít người thực sự có lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Ngày nay không còn chỗ cho người kinh doanh theo kiểu tay không bắt giặc, mà người kinh doanh cần phải có kiến thức, có kinh nghiệm cùng với những nguồn lực khác nữa.

Nên để kinh doanh siêu thị mini có kết quả tốt, và tránh gặp phải những rủi ro liên quan đến khởi nghiệp kinh doanh siêu thị mini thì người kinh doanh cần phải trang bị cho mình một kiến thức kinh doanh mô hình siêu thị mini thật vững chắc. 

Theo thống kê trung bình mỗi cửa hàng siêu thị mini mở ra, đối với người mới chưa có kinh nghiệm thì tiền chi phí cho học phí giai đoạn khởi đầu mất trung bình 12%  vốn đầu tư ban đầu. Ví dụ một cửa hàng đầu tư vốn 600 triệu, thì thường chỉ sau 6 tháng hoạt động chắc chắn mất khoảng hơn 70 triệu.

Chúc các bạn đọc được bài viết này kinh doanh thành công!