Hầu hết quản lý siêu thị mini thường mắc phải sai lầm này

Quản lý siêu thị mini là vị trí quản lý cực kỳ quan trọng trong việc phát triển cửa hàng hoặc kinh doanh chuỗi, nhưng đa phần các chuỗi siêu thị hoặc siêu thị mini lại chưa coi trọng trong việc nâng cao chất lượng nhân sự của siêu thị mình. 

Sau đây là những lỗi thường mắc phải đối với quản lý trong việc quản lý siêu thị mini của mình. 


1. Không công nhận thành tích của nhân viên 

Có thể do lý do nào đó mà trong hoạt động kinh doanh siêu thị, người quản lý rất hay không để ý tới kết quả, sự phấn đấu, đóng góp của nhân viên siêu thị mình. 

Hoạt động kinh doanh siêu thị mini cần có chỉ số KPI đánh giá mức độ hoàn thiện công việc của nhân sự, điều đó giúp cho việc nhắc nhở, động viên đối với nhân sự của mình một cách kịp thời. 

Đối với những nhân sự chất lượng, việc bỏ qua việc đánh giá, ghi nhận thành tích của họ (63% doanh nghiệp lãng quên điều này), sẽ rất khó để giữ được những nhân sự này.
Việc công nhận thành tích nhân viên là cần thiết


2. Không tin tưởng, không trào quyền cho nhân viên có năng lực

Điều thường thấy ở cấp độ quản lý nói chung và quản lý siêu thị nói riêng là không trao quyền cho nhân viên của mình, nhất là đối với nhân viên có năng lực. 

Rất nhiều nhân viên siêu thị mini có năng lực thực sự, đặc biệt đối với mô hình kinh doanh này không có trường đại học, cao đẳng nào đào tạo, năng lực của nhân viên phần nhiều thuộc về tố chất, nỗ lực, cố gắng của nhân sự.

Trong khi đó, nỗ lực của nhân sự không được công nhận, không được giao việc đúng với khả năng của mình (62% doanh nghiệp lãng quên điều này), cũng sẽ dẫn đến việc nhân sự sẽ dời bỏ doanh nghiệp mà đi. 

3. Quá để ý tới tiểu tiết và không tạo không gian làm việc (53%)

Việc quản lý siêu thị mini mà quá săm soi tới nhân viên của mình cực ảnh hưởng tới tinh thần và sự sáng tạo của nhân viên mình. Việc cửa hàng, siêu thị có các thiết bị, có các quy trình, có quản lý giám sát công việc là điều hiển nhiên, nhất là đối với mô hình phức tạp kinh doanh siêu thị mini này.

Nhưng việc soi mói, giám sát, săm soi một cách quá chi tiết, chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý làm việc của nhân viên. Không một nhân viên nào muốn làm việc với tâm lý "bị" hàng chục con mắt (camera, quản lý, bảo vệ...) đang nhìn mình làm việc.

Việc linh động trong công việc, tạo không gian, môi trường làm việc thoải mái sẽ giúp cho nhân viên của mình phát triển tốt khả năng của họ.

Rất nhiều chuỗi lớn rất khó để có nhân viên gắn bó bởi họ khá áp đặt những quy trình, công cụ quản lý giám sát chặt chẽ vào công việc của nhân viên. 
Soi mói nhân viên siêu thị mini của mình là điều không nên


4. Bảo thủ, không chịu chắt lọc ý kiến của người khác (60%) 

Rất nhiều quản lý siêu thị mini khá bảo thủ với kiến thức, kinh nghiệm của mình trong việc lắng nghe ý kiến của người khác. Nhất là quản lý cửa hàng bán lẻ, bởi mô hình bán lẻ siêu thị khá đa dạng, và đặc thù.

Việc áp dụng từ cửa hàng này sang cửa hàng khác chưa thực sự khả thi, và lỗi thường gặp của rất nhiều quản lý là thường hay bê nguyên quy trình, hoạt động của siêu thị A sang mô hình siêu thị B một cách máy móc, bảo thủ. 

Đặc biệt mô hình chuỗi, rất nhiều chuỗi thiệt hại kinh tế khá nặng nề bởi tâm lý này với các vị trí quản lý cấp cao như trưởng phòng mua, quản lý vận hành, giám đốc điều hành chuỗi siêu thị.

5. Không quan tâm nếu nhân viên làm việc quá sức
Một vấn đề thường thấy của quản lý siêu thị là không bận tâm tới công việc của nhân viên mình, không bận tâm phân tích, đánh giá xem nhân sự của mình làm việc có rảnh rỗi, hay quá sức lực so với phổ thông hay không. 

Rất nhiều cửa hàng quy mô nhỏ thường để nhân viên của mình làm việc 30/30 ngày trong tháng, hoặc là làm 12h/ ngày liên tục. Điều đó rất ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động, và chắc chắn không có hiệu quả đối với nhân sự đó. 

Chính bởi vậy người quản lý siêu thị mini cần hiểu rõ công việc của từng nhân viên, và đánh giá, phân tích xem công việc của nhân sự đó có phù hợp với cá nhân người đó hay không. 

6. Thiên vị, tăng chức và lương cho người không phù hợp

Điều này không riêng gì quản lý trong siêu thị, siêu thị mini mà các mo hình kinh doanh khác cũng vậy. Nhiều quản lý thường đánh giá nhân viên của mình theo cảm tích, thiện cảm cá nhân, mà không quá coi trọng kết quả công việc, hoặc là các tiêu chí doanh nghiệp đưa ra. 

Việc quản lý một đội nhóm (teams) không hề đơn giản, việc sai lầm trong việc lương thưởng cho một cá nhân có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả làm việc cả team đó, nó diễn ra ngấm ngầm mà người quản lý khó kiểm soát được.

Nguyên tắc tuyển dụng, cũng như khen thưởng cần phải đúng người đúng việc, đúng kết quả. Sai lầm cho việc này chắc chắn người gánh hậu quả chính là team leader mà thôi.

7. Không đưa ra định hướng rõ ràng cho nhân viên

Quy trình hoạt động siêu thị mini là điều kiện cần để có được bộ máy hoạt động vận hành siêu thị hiệu quả, còn việc truyền lửa, huấn luyện đào tạo là điều kiện đủ để có đội ngũ nhân sự chất lượng.

Trong đó bao gồm một yếu tố là luôn chủ động đưa ra kế hoạch, định hướng rõ ràng cho nhân viên cấp dưới của mình. Nhân viên cần biết họ làm việc vì cái gì, và được cái gì, càng rõ ràng, càng chi tiết thì hiệu quả công việc càng cao.
Thường xuyên chia sẻ kế hoạch cho nhân viên của mình

8 Tập trung nhiều vào điểm yếu của nhân viên hơn là điểm mạnh

Có một nguyên tắc quản lý đối với doanh nghiệp cũng như quản lý kinh doanh siêu thị mini đó chính là hãy phát huy ưu điểm của nhân viên thay vì tập trung quá nhiều vào yếu điểm. 

Một điều khá thú vị đó chính là việc chúng ta tập trung phát huy tốt vào ưu điểm của mình, ắt nhược điểm sẽ bị triệt tiêu, nhân viên siêu thị cũng vậy. Việc khai thác, tác động kích thích mạnh vào ưu điểm của nhân sự chắc chắn nhược điểm của nhân sự đó ắt ngày càng giảm bớt và mang lại kết quả công việc tốt hơn