Kinh nghiệm quản lý siêu thị mini, điều hành hiệu quả

Kinh nghiệm quản lý siêu thị mini là điều cực quan trọng đóng góp tới hiệu quả tới hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với mô hình siêu thị mini vấn đề quản trị càng quan trọng và cần được sâu sát.

Kinh nghiệm quản lý siêu thị mini cần lưu ý tới các vấn đề sau:

1. Kinh nghiệm quản lý siêu thị mini: Con người

Con người ở đây bao gồm từ quản lý tới nhân viên. Và cần phải đồng bộ từ khâu tuyển dụng tới huấn luyện đào tạo, đánh giá và điều chỉnh. 

a. Quản lý
Đối với các quản lý mới: Cần có tài liệu để họ có thể nhanh chóng được học, được nắm kiến thức kinh doanh hoạt động của siêu thị mini.

Cấp trên hoặc chủ cần luôn quan tâm, hướng dẫn và tạo cơ hội để người mới có thể có thời gian thích nghi theo lộ trình, cũng không nên yêu cầu họ phải thích nghi trong thời gian ngắn, cũng không để thời gian quá dài, thường đối với cấp độ quản lý mới làm có thể để thời gian quen việc từ 2-3 tháng là phù hợp. 

Tất nhiên đối với cá nhân mới lên làm quản lý siêu thị mini, chưa có kinh nghiệm, có hai trường hợp, phù hợp và không phù hợp. Người quản lý cấp cao hơn hoặc chủ cần quan sát giai đoạn đầu, nếu thấy không phù hợp cần phải thay đổi sớm, tránh trường hợp ảnh hưởng cả team nhân viên phía dưới.

Đối với quản lý có kinh nghiệm: đối tượng có kinh nghiệm quản lý siêu thị mini ưu điểm lớn là việc họ thích nghi với môi trường làm việc mới rất nhanh. 

Nhưng cũng luôn luôn phải lưu ý vấn đề tư duy, vì thường những người có kinh nghiệm thì hay áp đặt, hoặc có tư duy lối mòn từ mô hình khác sang mô hình mới này, hay còn gọi là tư duy vỏ thùng, tức là họ copy nguyên từ mô hình bên A sang bên B mà không có sự điều chỉnh để phù hợp với mô hình mới. 

Mỗi mô hình kinh doanh siêu thị mini có đặc thù khác nhau, và chỉ có các mô hình kinh doanh có chiến lược, quy mô giống nhau thì hướng đi và cách làm mới giống nhau được thôi.

Rất nhiều cửa hàng khi có quản lý mới làm xáo trộn cả cửa hàng, thậm trí cả mô hình kinh doanh lên tùy theo cấp độ quản lý đó ở vị trí nào. 

Việc thay đổi tích cực và phù hợp là điều cần thiết và bắt buộc phải làm, nhưng người quản lý cấp cao, hoặc chủ cần sâu sát hơn đối với những thay đổi đó, và nguyên tắc của thay đổi đó chính là không được phép thay đổi cùng lúc quá nhiều, việc thay đổi quá nhiều cùng lúc chỉ phù hợp với người thực sự có năng lực và quản trị được kết quả bởi những thay đổi đó mang lại.

Đối với cửa hàng đang hoạt động ổn, có kết quả tốt thì nên cẩn thận hơn đối với các thay đổi từ người mới đề suất và làm.

b. Nhân viên siêu thị mini
Nhân viên siêu thị mini là lực lượng nhân sự chính sẽ thực hiện các công việc diễn ra hàng ngày tại siêu thị từ: nhân viên kho, nhân viên thu ngân, kế toán, bán hàng, tài chính....

Vẫn phải giữ nguyên nguyên tắc đồng nhất từ khâu tuyển dụng, việc tuyển dụng nhân viên siêu thị cho các phòng ban, công việc là điều vô cùng cần thiết và phải biết cách tuyển dụng nhân sự phù hợp với vị trí đó.

Rất nhiều mô hình siêu thị mini lớn mắc phải sai lầm là luân chuyển nhân sự một cách không có kiểm soát, không cần biết nhân sự đó có thích làm ở công việc mới, vị trí mới hay không mà vẫn điều chuyển. Việc đó vô tình sẽ tạo ra một đội nhóm lắp ghép và thiếu tính ổn định, hiệu quả kinh doanh siêu thị mini sẽ bị ảnh hưởng.

Nhân viên siêu thị mini khi vào làm việc cần phải được giới thiêu về lịch sử của cửa hàng, được huấn luyện về mô tả công việc, nhiệm vị, chế độ lương thưởng, KPI, nội quy... một cách rõ ràng.

Thường các siêu thị mini nhỏ không thực hiện các công việc này, và để nhân viên hoạt động công việc một cách tự phát, giao việc theo tình huống phát sinh. Dẫn tới chất lượng nhân sự ngày càng đi xuống.

Ở cấp độ quản lý cần nắm rõ được vai trò, nhiệm vụ của mình, thực hiện các công việc chính và đặc biệt phải có tố chất của quản lý, lãnh đạo, và khả năng đào tạo nhân sự cấp dưới của mình.

Đối với cửa hàng siêu thị mini quy mô nhỏ thì thường chủ đa phần kiêm quản lý, nhưng lại không hẳn ai cũng có những tố chất đó. Việc cần phải học hỏi, bổ sung năng lực quản lý là điều cần thiết.
Mr Nguyễn Văn Thịnh chuyên gia đào tạo kỹ năng bán hàng, quản lý siêu thị mini


2. Kinh nghiệm quản lý siêu thị mini: Hàng hóa

Hàng hóa là thứ quan trọng nhất đối với bất kể mô hình kinh doanh nào,  kinh nghiệm quản lý siêu thị mini liên quan đến hàng hóa bao gồm các công việc sau:

a. Tồn kho: Quản lý luôn phải kiểm soát mức tồn kho từ từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, ngành hàng, và toàn bộ cửa hàng nói chung. 

Việc quản lý tồn kho tốt dựa theo chiến lược, kế hoạch kinh doanh của cửa hàng sẽ mang lại tính ổn định của hàng hóa, hạn chế việc một sản phẩm tồn nhiều, tồn ít, để tối ưu vốn kinh doanh cũng như kiểm soát độ an toàn của sản phẩm. 

b. Đặt hàng: Người quản lý có thể trực tiếp hoặc giao cho nhân viên chuyên trách thực hiện công việc đặt hàng cho cửa hàng, nhưng việc đặt hàng phù hợp, hiệu quả cần phải dựa trên nhiều yếu tố liên quan tới tồn kho tối thiểu, tồn kho tối đa, tốc độ bán của sản phẩm, từ đó để đưa ra số lượng đặt hàng số lượng phù hợp với cửa hàng của mình. 

b. Date: Hàng hủy, hàng hỏng, hàng hết date liên quan tới rất nhiều yếu tố, từ khẩu kiểm tra, đặt hàng tới bán hàng. 

Chính bởi nguyên nhân hầu hết các cửa hàng không có bản mô tả công việc, nhiệm vụ, quy định các vấn đề liên quan đến hàng hủy, hàng hỏng, hàng cận hết date, trong đó bao gồm cả khâu kiểm tra, luân chuyển hàng hóa, đặc biệt là khâu sắp xếp hàng hóa. 

Do đó việc hàng hỏng, hủy, hết date thường xuyên diễn ra, tất nhiên cửa hàng nào kinh doanh cũng đều gặp phải khó có thể tránh được 100% nhưng vấn đề quản lý ở đây là đặt tỷ lệ như thế nào và hạn chế ở mức tối thiểu nhất có thể.

Chính bởi vậy mà việc các mô hình kinh doanh chuỗi siêu thị mini khi không đồng nhất được các khâu lại với nhau, đa phần hàng hủy, hỏng, hết date luôn có tỷ lệ cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả kinh doanh chuỗi.

3. Kinh nghiệm quản lý siêu thị mini: Bán hàng

Các vấn đề liên quan đến bán hàng hầu hết liên quan trực tiếp tới chất lượng nhân sự, việc nhân sự được đào tạo kỹ năng bán hàng bài bản khác biệt rất nhiều so với việc nhân viên bán hàng theo bản năng tự có. 

Đối với mô hình kinh doanh siêu thị, kinh nghiệm quản lý siêu thị mini trong vấn đề kỹ năng bán hàng khâu quan trọng nhất chính là tuyển dụng.

Không quá nhất thiết phải tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm, đương nhiên có được là điều rất tốt, nhưng đối với kỹ năng bán hàng trong khâu tuyển dụng nhân sự không gì quan trọng hơn tố chất.

Tố chất của người bán hàng thành công cần rất nhiều yếu tố, nhưng đối với nhân viên bán hàng siêu thị thì không quá cầu kỳ và yêu cầu cao, nhất là đối với thời điểm hiện tại, việc tuyển dụng nhân sự trong bán lẻ không hề đơn giản. 

Nên đối với việc tuyển dụng nhân viên bán hàng siêu thị mini cần hội tụ đủ 3 yếu tố sau đây là có thể đảm bảo công việc rồi:
  • Ngoại hình
  • Giao tiếp
  • Chăm chỉ
Sau khi tuyển dụng được nhân sự phù hợp đáp ứng được những tiêu chí trên, nhiệm vụ của quản lý tiếp theo là huấn luyện và đào tạo để có nhân sự chất lượng.