Tư vấn mở chuỗi siêu thị mini, kinh nghiệm thực chiến phát triển chuỗi

Tư vấn mở chuỗi siêu thị mini, kinh nghiệm thực chiến từ người phát triển chuỗi siêu thị mini là điều người mới khởi nghiệp kinh doanh có kế hoạch kinh doanh chuỗi siêu thị mini cần thiết để tham khảo.

Đối tượng phát triển chuỗi siêu thị mini thường được chia hai nhóm riêng biệt: Cá nhân thành công từ cái đầu tiên, và doanh nghiệp đầu tư sang bán lẻ có kế hoạch kinh doanh chuỗi siêu thị mini.

I. Tư vấn mở chuỗi siêu thị mini: Nhóm đối tượng là cá nhân có kế hoạch đầu tư

Nhóm đối tượng này thường có cửa hàng đầu tiên kinh doanh hiệu quả, tức là có lợi nhuận, tích lũy, nhưng trong nhóm này cũng được phân ra khá nhiều đối tượng nhỏ và đa phần là kinh doanh hiệu quả được hiểu theo một cách khá mơ hồ, cũng như chưa thực sự dựa trên phân tích dựa trên yếu tố quản trị kinh doanh.

Thông thường nhóm đối tượng này thường kinh doanh trên mặt bằng nhà mình, hoặc có thể kết hợp tự đứng bán, do đó chắc chắn sẽ có hiệu quả nhất định ở góc độ có tiền tích lũy. 

Nhưng đối với một cửa hàng để đo lường, đánh giá hiệu quả thì cần phải tính đủ các loại chi phí, và lợi nhuận ròng lớn hơn 0 thì mới được coi là hiệu quả, bất kể có phải thuê mặt bằng hay kinh doanh trên mặt bằng nhà mình thì cũng phải tính vào, và vấn đề nhân sự cũng vậy.

  • Chi phí mặt bằng (kể cả mặt bằng nhà mình)
  • Chi phí nhân sự (phải tính cả lương của mình ở đó)
  • Chi phí lãi ngân hàng
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Chi phí điện, nước mạng
  • Chi phí thuế
  • Chi phí khác như: Túi bóng, giấy in...
Chính bởi vậy rất nhiều cửa hàng đang ảo tưởng về lợi nhuận của mình (mặc dù thực sự có được lợi nhuận đó) mà quên rằng chưa bao gồm chi phí mặt bằng, cũng như chi phí nhân sự (vì kinh doanh ở nhà mình, mình hoặc hai vợ chồng tự đứng bán không thuê nhân viên).

Nhưng khi mở cửa hàng thứ hai, tức là có kế hoạch mở và phát triển chuỗi siêu thị mini bắt đầu gặp phải các vấn đề:

1. Tư vấn mở chuỗi siêu thị mini: Tiền thuê mặt bằng

Rất hiếm người có nhiều mặt bằng để có thể phát triển chuỗi cửa hàng, chuỗi siêu thị mini của mình kinh doanh hoàn toàn trên mặt bằng mình tự có. 

Và khi mở cửa hàng thứ hai, bắt buộc phải tìm kiếm thuê mặt bằng để kinh doanh, và chắc chắn khi kinh doanh, thay vì trước đây cửa hàng thứ nhất không phải lo chi phí mặt bằng thì cửa hàng thứ hai phải gánh thêm chi phí mặt bằng và chắc chắn nếu không lường trước được, thực tế diễn ra sẽ khác rất nhiều so với cửa hàng thứ nhất.

2. Tư vấn mở chuỗi siêu thị mini: Chi phí nhân sự

Khi ở cửa hàng thứ nhất thì có thể tự đứng bán, thậm trí không cần thuê nhân viên làm cùng, nhưng khi có cửa hàng thứ hai thì việc phân tán nhân sự cho hai cửa hàng là điều bắt buộc. 



Và việc phát sinh chi phí nhân sự cũng giống như mặt bằng phía trên là điều cũng phải tính đến và chủ động trong khoản chi phí nhân sự để kinh doanh cửa hàng của mình.

3. Tư vấn mở chuỗi siêu thị mini: Chi phí điện nước mạng

Đây là chi phí không quá lớn, nhưng cũng cần phải lưu ý khi có kế hoạch phát triển chuỗi siêu thị mini, cửa hàng bán lẻ.

Rất có thể trước đây chi phí điện nước mạng này thậm trí có thể tận dụng từ nhà mình, chỉ có điều là tăng lên chút cho mục đích sử dụng kinh doanh.

Nhưng khi bước sang cửa hàng thứ hai thì chi phí này tăng cũng không nhỏ, từ giá điện, mạng phải lắp riêng với chủ nhà.

4. Quản trị kinh doanh chuỗi siêu thị mini

Đây chính là yếu tố chính trong vấn đề phát triển chuỗi siêu thị mini, cửa hàng bán lẻ. 

Việc kinh doanh chuỗi siêu thị mini chỉ dựa vào chút kinh nghiệm có từ cửa hàng thứ nhất chưa đủ để phát triển chuỗi siêu thị mini như kế hoạch đề ra.

Việc phát sinh các cửa hàng tiếp theo sẽ phân tán sự tập trung từ chủ cửa hàng, và nếu không biết cách xây dựng mô hình automatic quản lý từ xa từng cửa hàng thì chắc chắn quy mô cửa hàng càng lớn thì sẽ bị vỡ trận, trong kinh doanh gọi là vượt tầm quản trị.

Khi cá nhân phát triển chuỗi cửa hàng trong vấn đề quản trị thường gặp phải các vấn đề
  • Nhân sự: Tuyển dụng nhân sự cũng đã là cả vấn đề trong kinh doanh bán lẻ nói chung và tạp hóa, siêu thị mini nói riêng, và chuỗi cửa hàng thì luôn là vấn đề khó khăn cần giải quyết, việc hoạt động nhiều cửa hàng việc tuyển dụng, đào tạo luôn diễn ra thường xuyên, người chủ không chủ động trong vấn đề tuyển dụng, huấn luyện nhân sự chắc chắn gặp phải việc chất lượng nhân sự ngày càng kém, kết quả kinh doanh đi xuống.
  • Doanh số: Việc phân tán việc quản lý tới quá nhiều cửa hàng chắc chắn dẫn tới một điều doanh số các cửa hàng tự tụt một cách tự nhiên, chủ yếu do yếu khâu quản lý từ xa.
  • Vượt tầm quản trị: Việc kinh doanh một cửa hàng hiệu quả, khác rất nhiều so với việc phát triển chuỗi hiệu quả, việc xây dựng và phát triển chuỗi siêu thị mini cần được xây dựng như một doanh nghiệp bán lẻ thực thụ, lúc đó các kiến thức của người chủ bao gồm: Nhân sự, kế toán - tài chính, bán hàng, marketing, phòng mua cần phải đồng bộ. Chính bởi vậy mà với chút ít kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng đầu tiên thôi chắc chắn chưa đủ để có thể phát triển chuỗi được, người có kế hoạch và thành công để phát triển chuỗi siêu thị mini cần phải có kiến thức kinh doanh bán lẻ thực sự. Chính bởi vậy lý giải tại sao có một cửa hàng ngon, thậm trí hai cửa hàng ngon, nhưng bắt đầu nhân rộng mở cửa hàng thứ bốn, thứ năm là vỡ trận và kết quả cuối cùng có thể là co lại quy mô hoặc giải tán. 
Chuyên gia tư vấn đào tạo phát triển chuỗi siêu thị mini Nguyễn Văn Thịnh


II. Doanh nghiệp đầu tư phát triển cần tư vấn mở chuỗi siêu thị mini

Xu hướng hiện tại cũng như tương lai rất nhiều các doanh nghiệp có sự đầu tư sang kinh doanh bán lẻ, và nhóm đối tượng này sẽ là một lực lượng lớn chiếm thị phần trong kinh doanh bán lẻ. 

Bất kể là cá nhân (phía trên) hay doanh nghiệp đầu tư sang kinh doanh chuỗi siêu thị mini cũng đều gặp phải khó khăn giống nhau, đó chính là KINH NGHIỆM.

Để phát triển chuỗi siêu thị mini nó không chỉ đơn giản dừng lại ở vấn đề tài chính, đó chỉ là một trong những yếu tố điều kiện cần để kinh doanh chuỗi siêu thị mà thôi.

Rất nhiều doanh nghiệp đầu tư sang bán lẻ, phát triển chuỗi siêu thị mini với hành trang duy nhất là tài chính, ngoài ra kinh nghiệm bằng 0.

Việc đầu tư với nguồn lực hạn chế, không có lợi thế cạnh tranh như vậy chắc chắn vô cùng rủi ro, và minh chứng đó chính là việc rất nhiều chuỗi cửa hàng phải đóng cửa, dừng cuộc chơi.

Và sau đây là những nguyên nhân chính dẫn đến những thất bại trong việc phát triển chuỗi siêu thị mini của các đơn vị đầu tư sang bán lẻ.

1. Tâm lý nghĩ kinh doanh chuỗi siêu thị mini dễ làm

Chắc chắn để đầu tư sang bán lẻ thì phải dựa vào nhiều yếu tố, hoặc ít nhất là phải có một lý do chính đáng nào đó thì doanh nghiệp mới đầu tư để đầu tư sang kinh doanh bán lẻ, phát triển chuỗi siêu thị mini.

Nhưng phần nhiều các doanh nghiệp là nghĩ việc kinh doanh chuỗi siêu thị mini dễ thành công, chỉ dựa vào tài chính, rồi thực hiện việc setup siêu thị mini là có thể kinh doanh có lãi. Nhưng sự thực không hề đơn giản như vậy.

Nếu dễ làm và đơn giản như vậy thì các đại gia, người có tiềm lực tài chính đều đổ vào đầu tư kinh doanh bán lẻ và mở chuỗi siêu thị mini hết rồi, đâu đến lượt những kẻ khù khờ mở ra để kinh doanh như vậy.

Chính bởi việc nghĩ tâm lý kinh doanh chuỗi siêu thị mini dễ làm nên rất nhiều đơn vị đầu tư một hàng loạt số lượng lớn quầy hàng luôn, và hậu quả để lại là hàng loạt những tồn đọng, rủi ro của người chưa có kinh nghiệm kinh doanh chuỗi siêu thị mini phải gánh cả. 

2. Thiếu kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh chuỗi siêu thị mini

Mô hình kinh doanh bán lẻ nói chung, đặc biệt là kinh doanh chuỗi siêu thị mini nói riêng, rất ít người có kinh nghiệm tầm quản trị đúng nghĩa.

Và thường các đơn vị doanh nghiệp đầu tư sang bán lẻ như này thường có xu hướng lựa chọn thuê nhân sự từ các tập đoàn lớn sang để điều hành hoặc quản lý chuỗi siêu thị mini cho mình như các đơn vị lớn: Vinmart, Coopmart, Bách Hóa Xanh, Lotte...

Nhưng đặc điểm chung và rất nhiều đơn vị gặp phải vấn đề đó là các nhân sự được chuyển sang từ các mô hình khác, thường là lớn và họ thường áp dụng cách làm việc từ mô hình lớn sang mô hình nhỏ (tất nhiên không phải tất cả), nhưng điểm nhấn ở đây cho các doanh nghiệp phát triển chuỗi siêu thị mini quy mô nhỏ, giai đoạn đầu cần lưu ý tới vấn đề này.

Thường điều hành (hoặc vận hành) với phòng mua của rất nhiều đơn vị áp đặt cách làm việc ở những quy mô lớn sang mô hình quy mô nhỏ (hay còn gọi là tư duy cái hộp) một cách đúng nghĩa copy thì hậu quả chỉ thời gian ngắn sau khi hoạt động thời gian sẽ rất rõ ràng và nghiêm trọng.

 3. Quản trị chuỗi siêu thị mini kém

Quản trị chuỗi siêu thị mini bao gồm rất nhiều vấn đề lớn, vấn đề nhỏ bên trong liên quan tới: Điều hành, vận hành, nhân sự, nhà cung cấp, tài chính, kế toán, marketing. 

Đối với một đơn vị có thâm niên, phát triển chuỗi có lộ trình để vận hành và có hệ thống quản trị tốt đã khó, nói chi tới các chuỗi cửa hàng bán lẻ mới mở ra với kinh nghiệm còn non trẻ.