8 Thất bại kinh doanh bán lẻ siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa

Khởi nghiệp kinh doanh bán lẻ mô hình siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa giờ không phải là chuyện gì đó xa lạ, rất nhiều bạn trẻ thậm trí doanh nghiệp đầu tư sang bán lẻ là điều rất phổ thông.

Kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa không khác gì so với một doanh nghiệp thu nhỏ, nhưng dường như lại rất nhiều người, thậm trí những người có kinh nghiệm lại khá mơ hồ với những khó khăn mà họ sắp phải đối mặt.

Chính bởi vậy mà có rất nhiều người thất bại trong mô hình bán lẻ nói chung và mô hình siêu thị mini nói riêng.


1. Thấy phù hợp xu hướng thì mở thôi

Việc xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với xu hướng là điều hiển nhiên khỏi phải bàn cãi, nhưng nó không dễ như chúng ta tưởng, phù hợp với xu hướng đồng nghĩa với việc bạn phải là người dẫn đầu hoặc có một cái gì đó thực sự đặc biệt.

Còn mặt bằng chung vào thời điểm này thì bán lẻ được coi là phù hợp xu hướng đối với một số nhóm đối tượng nhất định, bởi xu hướng cạnh tranh cũng cùng với đó mà đi lên, chính bởi vậy mà đối với cá nhân, hoặc đơn vị nhỏ thì việc nắm bắt được xu hướng của bán lẻ không hẳn là một lợi thế rõ rệt.

Nguyên nhân này sẽ là phổ biến cho việc thất bại của hầu hết các cửa hàng bán lẻ, siêu thị mini, bởi với kiến thức, kinh nghiệm ít ỏi có trong tay, nhưng chỉ vì thấy bán lẻ là xu hướng rồi mở cửa hàng để kinh doanh, rủi ro rất cao.


2. Mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa vì biết một công việc nào đó.

 Việc biết thông tin, có kiến thức, kinh nghiệm khi mở cửa hàng tạp hóa, hay siêu thị mini là một lợi thế không nhỏ, nhưng chỉ bấy nhiêu đó để tạo thành động lực đủ lớn để khởi nghiệp kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thì chưa đủ.

Chính bởi lý do đó mà nhóm đối tượng này tỷ lệ thất bại cũng rất cao. Khi bạn đi làm thuê, những gì bạn nhìn thấy chỉ là bề nổi, mô hình kinh doanh bán lẻ thanh công cần nhiều hơn những gì bạn đang biết, nó giống như tảng băng chìm trong các doanh nghiệp thành công, những chiến thuật, chiến lược kinh doanh, những giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp, những kiến thức, kinh nghiệm về trade marketing hoặc marketing online mà mô hình cửa hàng, siêu thị đó chạy bạn sẽ không biết được.

Chung quy lại, ở góc nhìn của người đi làm thuê, bạn chỉ có thể nhìn thấy một số thông tin nhất định, đừng vì chỉ nhìn thấy kết quả kinh doanh tốt mà có thể coi đó là động lực mạnh mẽ để có thể khởi nghiệp kinh doanh mô hình bán lẻ.


3, Cố gắng tự làm mọi việc

Như đã nói ở trên, khi mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bạn đang xây dựng mô hình bán lẻ của mình không khác gì một doanh nghiệp thu nhỏ.

Tâm lý của rất nhiều người thường tự mình cố gắng làm mọi việc, tất nhiên giai đoạn đầu cần cắt giảm chi phí nhân sự, mình phải lăn xả vào làm, vừa là tiết kiệm chi phí, vừa là để trải nghiệm thực tết để có kinh nghiệm.

Nhưng nếu điều đó kéo dài, rồi dần thành thói quen và coi đó là việc nên làm thì chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ không thể nào lớn được.

Việc một ngày làm việc 15,16 tiếng đồng hồ sẽ chiếm gần hết thời gian của bạn, thay vì là người chủ cần nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, quản trị cửa hàng thì lại tập trung quá nhiều vào việc chân tay. Kết quả sẽ rất khó khản quan.




4. Quá lạc quan khi vừa mới bắt đầu

Tránh lạc quan một cách thái quá khi giai đoạn đầu kinh doanh có kết quả tốt. Đối với một mô hình kinh doanh cần có thời gian đủ dài để trải nghiệm hết chu kỳ của sản phẩm, của mô hình.

Có thể có những thuận lợi trước mắt, nhưng những khó khăn, rủi ro, những vấn đề phát sinh còn ở phía trước. Và luông chủ động những phương án giải quyết những khó khăn có thể xảy ra trong tương lai.


5. Đầu tư những hạng mục không cần thiết

Tối ưu vốn đầu tư, tối ưu chi phí khấu hao tài sản cố định trong kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa là điều cực kỳ quan trọng. Thậm trí có thể nó ảnh hưởng tới việc thành công và thất bại của các mô hình kinh doanh bán lẻ nói chung và siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa nói riêng.

Có thể nhu cầu của bạn là có, nhưng không nhất thiết phải đầu tư với loại chất lượng tốt nhất, giá thành cao nhất, hoặc là đầu tư các hạng mục không cần thiết.


6. Bỏ cuộc quá sớm

Một nguyên nhân khá phổ biến đó chính là rất nhiều người thấy giai đoạn đầu khi mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ra, giai đoạn đầu vắng khách rồi sinh ra chán nản, và thấy kinh doanh không như chúng ta nghĩ ban đầu.

Thay vì việc kiên trì bán đuổi và tìm kiếm các nguyên nhân và trau dồi kiến thức kinh nghiệm để có cái nhìn bao quát hơn về mô hình thì nhanh chóng dừng cuộc chơi, chấp nhận thiệt hại một khoản nào đó.

Chả riêng gì mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, mà bất kể mô hình kinh doanh nào, doanh nghiệp nào thì cũng đều phải có giai đoạn đầu khó khăn, trải qua giai đoạn khó khăn đó mới có kết quả khả quan trong thời gian sắp tới.

Nhưng nhiều cửa hàng không biết được điều đó, hoặc có thể do nguyên nhân chính là nguồn lực tài chính hạn hẹp không đủ duy trì tiếp tục chiến đấu với những gì đang theo đuối, và đành chấp nhận dừng cuộc chơi.


7. Tìm kiếm người nói những gì bạn muốn nghe, thay vì nói sự thật

Một điều nguy hiểm ở chỗ chính là đi tìm kiếm người tư vấn. Thậm trí các chuỗi cửa hàng, các siêu thị lớn cũng mắc lỗi ngớ ngẩn này mà hoàn toàn một cách hoàn toàn tự nhiên.

Thường những người có kế hoạch mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa lại tìm đến những chủ cửa hàng đã có kinh nghiệm, hoặc là quy mô tương đồng. Nhưng điểm khác biệt đó chính là thời điểm họ mở cửa hàng, và những gì họ nói ra so với hoàn cảnh của bạn khác nhau hoàn toàn.

Bên cạnh đó, việc kinh doanh phù thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là kiến thức và mặt bằng kinh doanh. Chỉ với hai yếu tố này thôi, là hai con người kinh doanh ở hai địa điểm khác nhau thì làm sao có kết quả kinh doanh giống nhau được.

Khi đi nhờ người khác tư vấn, thay vì tìm kiếm những người có kiến thức kinh doanh, có khả năng phân tích, và có óc kinh doanh thì hầu hết chúng ta lại tìm kiếm những thông tin của những người đã làm 2,3 năm kinh doanh cửa hàng.

Chính bởi vậy thông tin họ cung cấp sẽ có đôi phần hoặc rất nhiều thông tin là sẽ không đúng với hoàn cảnh mở mới cửa hàng của bạn.


8. Không đầu tư cho bản thân hay lời tư vấn thích hợp

Có một sự thật khá thú vị đó chính là việc đa phần các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mở ra thường có thói quen tự trải nghiệm, trả học phí để đổi lấy kinh nghiệm.

Đối với những người kinh doanh trên mặt bằng nhà mình, trên đồng vốn của mình tự có thì có lẽ còn có phần nào đó phù hợp. Nhưng rất nhiều người gắn mác "đầu tư" kinh doanh bán lẻ nghe hoành tráng, trong khi đó một tí kiến thức, kinh nghiệm bán lẻ không có.

Việc một cửa hàng đầu tư vốn 1 tỷ, sau 6 tháng kinh doanh thất bại dẫn đến thanh lý cửa hàng chỉ thu lại 5,600tr không còn hiếm, nó quá phổ biến trong môi trường bán lẻ siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa này.

Hãy nên đầu tư kiến thức cho bản thân, và tìm kiếm những người tư vấn về bán lẻ, đừng bỏ học phí ra để tự trải nghiệm rồi thu về được ít ỏi kinh nghiệm.